Người trí tuệ thực sự chính là kiểu: “Trước tiểu nhân, sau quân tử”
Người trí tuệ thực sự là người biết phân rõ giữa tình cảm và lợi ích. Khi bàn về lợi ích thì dù là anh em ruột cũng phải tính toán rõ ràng, khi nói đến tình cảm thì tuyệt đối không để lợi ích làm lung lay. Người như thế làm gì cũng thuận!
Người trí tuệ thực sự là người hiểu lòng người
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải kết giao với rất nhiều người, đủ các loại thành phần với nhiều bản sắc khác nhau. Có loại quan hệ chỉ là treo lời hứa đầu môi, cũng có loại chỉ cần cạn ly chung cốc là đã ngầm hiểu ý nhau, không cần hứa hẹn nhưng vẫn thủ tín một đời.
Đối với bạn bè, người trí tuệ sẽ không bao giờ giữ thái độ trước sau như một. Bởi suy cho cùng thì lòng người khó đoán, họ luôn biết mặc lên cho mình một bộ đồ da hoàn hảo của kẻ tình nghĩa, nhưng thời thời khắc khắc lại như một con sói chờ chực miếng mồi. Thế nên, trong cuộc sống bạn cần phân biệt đâu là loại người kết giao với bạn vì tình nghĩa, đâu là loại người tiếp cận bạn vì lợi ích. Nếu bạn không nhìn thấu được lòng người thì cuộc sống khó tránh khỏi những bấp bênh, chật vật.
Vào đầu thời Tây Hán, có một đại thần tên là Địch Công, ông làm Đình Úy vào thời của Hán Văn Đế. Ông được hoàng đế vô cùng trọng dụng, quan hàm thương phẩm, xếp trong hàng ngũ của 9 vị quan thời bấy giờ. Phủ trạch của Địch Công ở thành Trường An rất nguy nga, trước cổng có con đường đá rộng, người xe qua lại mỗi ngày một đông, đủ loại người giành nhau chen chúc đến tặng lễ vật cho Địch Công nghẹt cứng cả con đường như nước lũ tràn đê. Sau đó, vì vướng vào một cuộc đấu đá chốn cung đình, Địch Công bị các kẻ thù chính trị lật đổ, mất đi sự sủng ái của hoàng đế, ông bị lệnh cho về nhà, giam lỏng để tự phản tỉnh bản thân.
Kể từ khi bị tước chức, con đường trước cổng phủ Định Công không một ai lai lãng tới, chỉ có những đứa trẻ vui đùa gần đó mà thôi, điều này khiến Định Công u sầu, thở dài ngao ngán. Sau đó, Hán Văn Đế đột nhiên sinh lòng nhớ đến các quan đại thần cũ nên phục chức cho Định Công. Sau khi phục chức, trước cửa phủ của ông lại đông nghẹt người đến bái phỏng như trước. Nhưng sau khi đã trải qua nhiều mất mát, Định Công không còn lòng vui sướng vì người ghé thăm như trước. Trong tâm thế đó, ông đã viết ra một câu cảm ngộ nhân sinh như thế này: "Một quý, một hèn, lòng người thấy rõ."
Người trí tuệ thực sự có thể hiểu được lợi ích
Người trên thế gian này đa số đều đến và đi vì lợi ích. Vì thế, trong lòng của nhiều người điều quan trọng nhất trên đời chính là hai chữ “lợi ích”. Lợi lộc đương nhiên có sức mê hoặc to lớn, nhưng đối với người trí tuệ nó chỉ là một công cụ của cuộc sống mà thôi. Lợi lộc, tiền tài cũng giống như hoa trong gương, trăng dưới nước vậy, chỉ là một giấc mộng không hơn không kém.
Trong cuộc sống, chúng ta nên chủ động kết giao với những người xem nhẹ lợi lộc, bất kể là họ giàu hay nghèo, ít nhất thì họ là những người coi trọng tình nghĩa. Nếu qua lại thêm giao với kiểu người như vậy, cuộc sống của bạn giống như được mua bảo hiểm vậy, an yên vui vẻ, chẳng phải lo nghĩ sợ hãi quá nhiều.
Còn đối với những người quá mức xem trọng tiền tài, lợi lộc thì chúng ta nên tránh càng xa càng tốt. Vì đối với họ không có gì quan trọng hơn điều đó, khi bạn lâm vào “điểm trũng” của cuộc đời, mất đi giá trị thì sẽ chẳng bao giờ dơ tay ra cứu vớt lấy bạn. Họ sẽ luôn toan tính được mất, đối với họ ai cũng chỉ là một món hàng mà thôi. Vì vậy, chúng ta không cần dành quá nhiều tình cảm, thời gian cho kiểu người như vậy!
Trương Cư Chính được biết đến như một thần đồng từ khi còn rất nhỏ, nhưng ông ấy vẫn rất khiêm tốn, nhường nhịn trong mọi việc mình làm. Hàng tháng Trương Cư Chính đều sẽ mở rộng cửa phủ, phân phát thức ăn và tiền cho người dân nghèo. Mỗi kỳ từ thiện, tất cả ăn xin đều lũ lượt kéo đến, nhưng hầu hết những người ăn xin đều rời đi ngay sau khi lấy được 1 phần tiền và thức ăn của mình. Chỉ có một người ăn xin, mỗi lần hắn đều muốn lấy 3 phần, bất luận là hạ nhân của Trương phủ nói như thế nào thì hắn vẫn nhất quyết không đổi ý.
Hạ nhân trong phủ vì không muốn chuyện bé xé ra to nên đành chia cho người ăn xin kia 3 phần gạo mỗi tháng. Trương Cư Chính biết chuyện, liền gọi quản gia đến và gia lệnh lần sau chỉ được phép cho người ăn xin ấy 1 phần gạo. Dù người ăn xin kia có ăn vạ trước cửa thì hạ nhân trong phủ cũng không được nhượng bộ.
Đến kỳ từ thiện tiếp theo, người ăn xin kia quả nhiên vẫn không chịu thua, nghe hắn la lối trước cửa phủ, Trương Cư Chính liền dứt khoát đẩy cửa bước ra. Ông nghiêm nghị nói: “Ta làm việc thiện không phải chỉ vì một mình ngươi, ngươi nhận ân của ta không biết cảm kích lại còn ngang ngược vô lý ở đây. Nếu như hôm nay ta nhượng bộ ngươi thì ngày mai người người đều sẽ bắt chước như ngươi đòi 3 - 4 phần như vậy việc từ thiện này tất sẽ không thể tiếp tục được dài lâu nữa. Chẳng lẽ ta lại đi phá hủy thế đạo luân lý chỉ vì để dung túng một mình ngươi sao? Đó không phải là ý định ban đầu của việc từ thiện này!".
Lời nói của Trương Cư Chính khiến mọi người lần lượt vỗ tay khen ngợi, người ăn xin sau đó cũng chỉ cúi mặt lấy một phần gạo rồi bỏ đi trong tuyệt vọng.
Câu chuyện xưa này cho thấy dù Trương Cư Chính có là người hiền đức, bao dung đến cỡ nào thì ông cũng là người trí tuệ, khôn ngoan, biết dứt khoát giữa hai thứ “lợi ích” và “tình cảm”.
Xem thêm: Bí quyết để hạnh phúc và thành công: Cho đi cũng phải có giới hạn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận