Cụ Cự “góa con” – Câu chuyện nhân văn xúc động
Nhìn 5 người con của cụ Cự ai cũng giỏi giang, thành đạt, mọi người trong làng ai nấy đều ngưỡng mộ, nghĩ rằng kiểu gì tuổi già của cụ cũng được hưởng phúc.
Ở thôn Yên, không phải ai sinh nhiều con cũng được hưởng phúc tuổi già. Cụ Cự đã ngoài 80 tuổi, là người mà cả làng từng ngưỡng mộ. Là thầy giáo tiểu học cũ, cụ Cự có tới 5 người con trai, ai nấy đều giỏi giang, thành đạt. Các con của cụ hai người hiện đang là bác sĩ công tác tại bệnh viện lớn ngoài thủ đô, một người là giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu, một người là kỹ sư xây dựng lớn và ông Thêm – con trai út hiện đang là trưởng phòng thuế ở huyện.
Vợ cụ Cự là bà Ngọ, mất cách đây đã 10 năm, sau một cơn tai biến vào mùa đông. Kể từ đó căn nhà ba gian của cụ trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Các con đi làm xa, lịch công tác dày đặc nên chẳng mấy khi ghé về nhà, chỉ thi thoảng gửi tiền, gọi điện thăm hỏi.
Kể từ ngày bà Ngọ mất, cụ Cự hôm nào cũng 3 giờ sáng là thức giấc, ngồi tựa lưng vào vách gỗ nhìn lên ảnh thờ của vợ… đôi mắt bà vẫn ánh lên như ngày còn sớm. Cụ từng nói với thằng Bôn: “Bà mày hiền lắm, hồi còn bà ông không bao giờ phải tự rót nước ban đêm”.

Người sống với cụ hiện giờ là thằng Bôn, con trai lớn của ông Thêm. Bôn đang học đại học năm 2, chuyên ngành công nghệ thông tin lại một trường gần nhà. Học lực của Bôn đủ để lọt vào trường top đầu ở Hà Nội nhưng nó chủ động chọn học trường gần nhà để chăm ông.
Ông Thêm, bố của Bôn là người trí thức, đàng hoàng, được nhiều người ngưỡng mộ nhưng lại là người né trách nhiệm chăm cha. Những lần họp gia đình online, ông thường đề xuất việc “chia lịch chăm cha luân phiên, mỗi tháng một đứa”. Nhưng rồi ai cũng bận, còn ông thì giao hẳn việc chăm cha cho con trai mình.
Ban đầu, Bôn chỉ ở với ông nội vào dịp hè. Nhưng dần dà mọi việc từ nấu ăn, đưa đi khám, tắm rửa, dọn giường,… cho ông đều trở thành thói quen. Cậu sinh viên trẻ tuổi gánh trên vai phần nhiệm vụ mà 5 người trưởng thành kia ai cũng chối bỏ.
Thấy con trai vất vả, có lần ông Thêm nói với Bôn: “Con lo việc học đi, ông còn khỏe lắm, để bố thuê người về chăm ông”.
Bôn nghe vậy thì lặng đi một lúc rồi nhìn vào mắt ông thêm, nhỏ nhẹ nói: “Thuê người thì dễ, nhưng ông không cần người lạ… ông cần người nhà”.
Ông Thêm nghe vậy thì lảng đi, không nhắc đến nữa.
Cả làng ai cũng biết chuyện, có người thì khen Bôn có hiếu, có người thì lại trách ông Thêm và các anh không làm tròn bổn phận người con.
Đêm mưa tháng giêng, cụ Cự trở mình sốt nhẹ. Bôn thấy vậy thì lo lắm, cả đêm thức lau người, đo nhiệt độ cho ông. Sáng hôm sau cụ tỉnh lại, nước mắt lưng tròng nắm tay cháu nội: “Bà nội con mất trong đêm, hồi đó cũng chỉ có ông cạnh bà. Nay có con ở đây, ông thấy… mình sống thêm cũng được”.
Xem thêm: "Con lớn mà không trông em cho bố mẹ" - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Tin liên quan
Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.
Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."
Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.