Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.
Con trai tôi tên Thiện, cái tên này là do chồng tôi đặt cho với ngụ ý mong rằng sau này thằng bé sẽ sống tử tế, lương thiện, hiếu thảo với cha mẹ. Lúc con tôi tròn 3 tuổi thì chồng tôi đột ngột qua đời, khi đó tôi vừa tròn 28.
Nhiều người từng ngỏ lời với tôi, chấp nhận làm cha của đứa trẻ, nhưng tôi đều từ chối. Kể cả bố mẹ tôi, bố mẹ chồng đều khuyên tôi nên đi bước nữa vì tuổi còn trẻ, song tôi không muốn. Phần vì tôi vẫn còn thương chồng, phần vì tôi sợ con tôi cảm thấy thiếu thốn tình cảm, sợ người ta không đối tốt với con được như ruột thịt. Thế là tôi ở vậy nuôi con đến tận bây giờ cũng đã hơn 20 năm.
Tôi làm đủ nghề, từ bán rau, nấu cỗ, rửa bát thuê... miễn là có tiền nuôi con tôi đều làm hết. Làm nhiều công việc khiến tay chân tôi trầy trụa, lưng mỏi, đầu gối đau, nhưng chỉ cần về đến nhà, nhìn thấy con trai ngoan ngoãn học bài, tôi lại thấy mọi thứ đều xứng đáng.
Thiện học giỏi lại biết điều, thường xuyên quan tâm phụ giúp mẹ, ai cũng khen tôi có phúc. Thằng bé không lêu lổng ăn chơi, đi học về là phụ mẹ nấu cơm, giặt đồ, tối thì kèm thêm mấy đứa nhỏ hàng xóm học bài để kiếm tiền phụ mẹ. Cả xóm ai cũng thương, nói mẹ con tôi sống có tình, có nghĩa.

Học xong đại học, Thiện đi làm ở công ty xuất nhập khẩu, lương tháng đầu tiên, nó cầm về đưa hết cho tôi. Lúc đó tôi rưng rưng nước mắt, nghĩ rằng mình đã nuôi được một đứa con có hiếu, tuổi già ngày sau sẽ được bình yên. Nhưng mọi thứ bắt đầu đổi thay kể từ khi nó cưới vợ.
Con dâu tôi làm bên mảng truyền thông, xinh đẹp, sắc sảo, giỏi giao tiếp, ăn nói ngọt ngào như rót mật. Lúc mới về làm dâu, con dâu lễ phép, gọi dạ bảo vâng, sáng dậy sớm cơm nước cho cả nhà, tối đến thì ríu rít kể chuyện trong ngày khiến ai cũng vui vẻ. Tôi còn nghĩ con trai đúng là có con mắt chọn vợ. Nhưng dần dà con dâu bộc lộ bản tính thật.
Sau 2 tháng sống chung con dâu thường xuyên lấy cớ bận làm thêm để không ăn cơm nhà, có khi thẳng thừng chê là không hợp đồ ăn mẹ chồng nấu. Ăn uống xong cũng không dọn dẹp mà ngồi lướt điện thoại, tôi nhắc nhở thì khó chịu nói lại: “Mẹ thích thì tự làm đi. Ăn xong phải để cho nghỉ ngơi một lúc chứ”. Sau đó bỏ lên phòng đóng sầm cửa lại rồi nói bóng gió kiểu như ở với người già lẩm cẩm đúng là thử thách tâm lý... Tôi nghe thấy mà nghẹn đắng trong lòng.
Con trai tôi cũng thay đổi, nó thấy vợ nói mẹ như thế mà vẫn im lặng chẳng khuyên răn gì. Giờ nó cũng không còn hỏi han tôi thích ăn gì, có mệt không nữa. Mỗi lần đi làm về là lao vào phòng quanh quẩn với vợ, đóng cửa kín mít. Tôi muốn nói chuyện với nó thì nó lại chẹp miệng: “Con đang bận, mẹ mai hẵng nói”.
Có lần tôi đi chợ bị ngã, trẹo cổ chân, phải nhờ người đưa về, con dâu nhìn thấy cũng chẳng hỏi han quan tâm gì, chỉ nói đúng một câu: “Già rồi thì phải cẩn thận chứ, tự dưng làm khổ con cháu”. Rồi mặc kệ đi lên phòng, chỉ khi Thiện về tôi mới được chở đến viện để băng bó.
Mấy hôm sau, chân tôi không đi lại được nên chỉ ở nhà nghỉ ngơi, hàng xóm sang chơi nhiều, nhưng ai cũng khuyên tôi nên thoải mái, dễ tính với con dâu hơn. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi ra thì mới biết con dâu đi nói xấu tôi khắp nơi. Gặp ai nó cũng bảo tôi tuổi già nên đâm ra lẩm cẩm rồi khó tính, làm gì không vừa ý tôi là tôi mắng té tát ngay.
Tôi nghe mà buồn lòng, tôi nào đã được mắng con dâu tiếng nào. Tôi giải thích qua với hàng xóm rằng mẹ con hiểu lầm nhau thôi. Đêm đó tôi buồn đến không ngủ nổi. Chẳng lẽ tôi là người mẹ chồng đáng ghét đến mức con dâu không thể sống chung được sao? Từ ngày cưới dâu về, việc nhà tôi đều giành làm hết, thỉnh thoảng mới đến tay con dâu, thế mà con vẫn không hài lòng ư? Rồi đến con trai ruột cũng theo vợ chẳng bênh vực mẹ một lời. Tôi có nên đuổi 2 đứa ra ở riêng để tuổi già được yên không?
Xem thêm: Bản di chúc "tình người" - Câu chuyện nhân văn cảm động
Tin liên quan
Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.
Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mạng Thái Lai, cô gái bị bắt cóc từ nhỏ, trải qua cuộc sống cơ cực đã tìm lại được gia đình ruột thịt của mình.
Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.