Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.
Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.
“Miệng” ở đây không đơn thuần là hình dáng vật lý. Điều người xưa muốn nhấn mạnh là lời ăn tiếng nói, cái cách một người dùng ngôn từ để thể hiện bản thân, để giao tiếp, để gieo ảnh hưởng lên thế giới xung quanh. Có người miệng nói lời cay nghiệt, châm biếm, gièm pha, khích bác tưởng là “miệng sắc” mà hóa ra đang tự cắt đi phúc phần của chính mình. Ngược lại, có người ăn nói mềm mỏng, từ tốn, luôn biết động viên, an ủi, gieo điều thiện lành đó chính là người đang âm thầm tích đức, nuôi dưỡng phúc khí dài lâu.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử Lão Tử từng viết: “Tai họa vì lời mà ra, họa từ miệng mà đến”. Lời nói không phải thứ vô hình. Một câu nói có thể nâng người khác dậy từ vực thẳm, cũng có thể đẩy họ đến bờ tuyệt vọng. Lời nói có thể cứu một mối quan hệ, cũng có thể phá hủy nó không thương tiếc. Và một người thường xuyên gieo rắc lời độc hại, dù ngoài mặt có thành công, có quyền lực đến đâu, rồi cũng sẽ bị cô lập, tổn phúc, mất đi những điều tốt đẹp nhất trong đời.

Người có phúc thật sự là người biết dùng lời nói để mở lòng người, để kết nối thay vì chia rẽ, để lắng nghe thay vì chỉ trích. Họ không tùy tiện nói lời thị phi, càng không đem chuyện của người khác ra làm trò tiêu khiển. Họ hiểu rằng, miệng là cội nguồn của thiện nghiệp hay ác nghiệp và mỗi câu nói thốt ra đều mang theo trách nhiệm, lẫn hệ quả.
Trong thời đại ngày nay, khi mạng xã hội cho phép con người dễ dàng “nói” mà không cần đối mặt, thì lời dạy của cổ nhân lại càng đáng suy ngẫm hơn bao giờ hết. Nhiều người dễ dàng buông những bình luận đầy ác ý, công kích, phán xét người khác mà không hề nghĩ đến hậu quả. Họ quên rằng, gieo một lời ác, sớm muộn gì cũng gặt một đời bất an. Ngược lại, nếu giữ được một cái miệng biết nói điều đúng đắn, điều tử tế thì dẫu cuộc sống có khó khăn đến đâu, người ấy vẫn luôn được người quý mến, trời thương phù hộ.
Vì vậy, để biết một người có phúc hay không, hãy quan sát cách họ nói chuyện. Người có miệng từ hòa, biết giữ gìn lời nói, không vội vàng phán xét, luôn nhẫn nhịn và khích lệ người khác đó là người đã gieo mầm thiện lành từ chính tâm mình. Phúc đức đến từ chính điều ấy.
Và nếu muốn biết mình có đang sống một cuộc đời tích phúc hay không, hãy tự hỏi: mỗi ngày mình đã dùng lời nói để mang lại niềm vui, sự bình an cho ai chưa? Miệng là cửa ngõ của tâm. Một cái miệng biết nói điều thiện, thường là dấu hiệu của một nội tâm nhân hậu. Mà nội tâm nhân hậu, sớm muộn gì cũng đơm hoa kết trái thành một cuộc đời an yên, viên mãn.
Xem thêm: Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?
Tin liên quan
Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.
Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.