"Con lớn mà không trông em cho bố mẹ" - Câu chuyện đáng suy ngẫm
"Con lớn mà không trông em cho bố mẹ", lời mẹ trách sau khi em tôi ra đi mãi mãi ở tuổi 11. Lời nói ấy như nhát dao xoáy vào tim, theo tôi suốt cả cuộc đời...
"Con lớn mà không trông em cho bố mẹ"
Tôi không dám đọc hết những bài tường thuật, vì đã từng đi qua nỗi đau tương tự.
Hồi ấy chúng tôi đang tuổi mới lớn, nghịch ngợm, hay trốn bố mẹ, đi từ trong phố ra bãi sông Hồng để chơi, để tắm. Khi về bao giờ cũng để đầu thật khô mới dám vào nhà, nếu bố mẹ biết ra bãi sông chơi, thể nào cũng bị ăn đ,òn. Người lớn lo lắng nhưng trẻ con có hiểu gì đâu. Trẻ con thì không biết sợ.
Cái hôm định mệnh ấy tôi đi với bố có việc, em tôi ở nhà không có ai chơi cùng bèn rủ cậu bạn cùng lớp ra sông Hồng. Hai thằng trẻ con, mới học xong lớp ba, đang nghỉ hè để lên lớp bốn.
Em tôi sa với xoáy nước sâu chới với, cậu bạn trên bờ không biết cách nào cứu, chỉ biết cầm đôi dép của em chạy về nhà gọi người lớn.
Tôi không dám nhớ tiếp về ký ức đau buồn ấy nữa. Hôm tang lễ em, mẹ vừa khóc vừa trách tôi: "Con lớn mà không trông em cho bố mẹ".
Lời ấy như xoáy vào tim, theo tôi suốt cả cuộc đời.

"Và có những điều một khi đã mất đi, sẽ không bao giờ trở lại được nữa. Những năm tháng về sau, mỗi lần nghĩ về sự ra đi của em và nỗi đau của cha mẹ, tôi hiểu ra rằng, lời mẹ trách móc, đổ lỗi cho tôi ngày đó, không bao giờ có thể mang em tôi trở lại, nhưng có lẽ giải tỏa phần nào nỗi đau của mẹ."
Mỗi mùa hè, lại nghe tin trẻ bị nước cuốn. Mỗi dịp lễ tết, lại có người không kịp về nhà. Cháy nổ, lật xe, trượt chân,… những chuyện không ai muốn nhắc tên nhưng vẫn cứ xảy ra.
Chúng ta đã được nhắc rất nhiều lần về an toàn: từ mặc áo phao, đội mũ bảo hiểm, đến kiểm tra lối thoát hiểm… Nhưng vẫn có người chủ quan, cho đến khi không còn cơ hội để sửa sai.
Điều cần dạy trẻ, đôi khi không chỉ là kỹ năng mà là biết sợ. Biết sợ nước sâu, biết sợ ngọn lửa, sợ tốc độ, sợ sự chủ quan. Biết sợ lời nhắc của người lớn, sợ vi phạm quy định, lớn lên nữa là biết sợ pháp luật.
"Những đứa trẻ biết sợ sẽ lớn lên trở thành những người lớn biết sợ. Con người phải biết sợ những gì nguy hiểm cho mình, sợ những gì nguy ,iểm cho người khác. Có biết sợ thì mới biết yêu, yêu cuộc sống, yêu hòa bình. Biết sợ, con người sẽ đồng thời biết cách tạo ra những rào chắn an toàn nhất cho mình và người thân”.
Bởi nếu không biết sợ, đôi khi người ta chỉ kịp nhận ra khi đã quá muộn.
(Nguồn Trắng TV)
Tin liên quan
Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."
Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.
Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mạng Thái Lai, cô gái bị bắt cóc từ nhỏ, trải qua cuộc sống cơ cực đã tìm lại được gia đình ruột thịt của mình.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.