Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.
Cách đây 2 năm khi tôi vẫn còn bán quán tạp hóa, vào một ngày mùa đông lúc nửa đêm có người gõ cửa. Tôi ra mở cửa thì thấy hóa ra là thằng bé cháu mình, tưởng nó mua gì nhưng nó không mua mà cứ đứng vò đầu gãi tai, mân mê vạt áo.
Mãi sau nó mới thỏ thẻ: “O ơi, o có tiền cho con mượn 2 triệu o cứ tính lãi vào, mẹ con ốm nặng lắm rồi”.
Tôi hơi sẵng giọng: “Tiền bạc đâu mà cho mượn, với cả nếu có mượn thì mẹ mày phải xuống đây mà mượn chứ mày trẻ con lấy đâu ra tiền mà trả cho tao, nhỡ mày mang đi chơi bời thì sao”.
Đứa cháu nói lại: “Nếu o không tin con chở o lên coi tình hình mẹ con, con hứa lo cho mẹ con xong rồi con kiếm tiền về con trả o cả gốc lẫn lời”.
Lúc đầu tôi cũng sợ mất tiền nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì vẫn thương nó, lại nhìn nó cứ khóc nên tôi chịu lên xe để nó chở về nhà.
Về tới nhà thấy mẹ nó nằm nói thều thào mặt tái mét, tôi không hỏi thêm mà quay lại bảo được rồi tao cho mượn.
Hồi đấy tôi cũng không có nhiều tiền, vét sạch cả nhà được 1 triệu 9, cố móc thêm được vài đồng lẻ cho đủ 2 triệu đưa cho nó.
Sau đấy không lâu mẹ nó mất, bố bỏ đi, nó cũng biệt xứ, ngày giỗ mẹ nó về tôi cũng định hỏi nhưng lại nghĩ mẹ mới mất 1 năm mà mình đã lên hỏi thì không ổn nên thôi, cứ để rồi đến khi nào tự giác nó lên trả thì trả vậy.

Bẵng đi 2 năm, nay nó về.
Nó đến và nói rằng: “O ơi ngày xưa con nợ o o cứ tính tiền lãi lên con gửi o, con mang về đây 10 triệu con mua sách vở đóng tiền học cho em con, tiền tàu xe con cũng còn, con nghĩ đến số nợ của o nên con gửi lại o”.
Tôi bảo: “Nếu mà o lấy tiền này thì có thực sự là không ảnh hưởng đến mày không, nếu như chưa đủ tiền tàu xe thì cứ cầm đi làm rồi tết về trả cho o cũng được”.
Nó dứt khoát: “Không ạ, con trả cho o, con mang ơn o lắm, từ khi mẹ mất con tìm việc không được tại chưa đủ tuổi, giờ con có việc ổn định rồi một tháng được 4 triệu được bao ăn ở con không tiêu gì cả con dành dụm mang về trả o”.
Nó rút ra trả tôi 3 triệu, tôi từ chối không lấy thì nó quay ra dúi tiền cho 2 thằng con trai tôi mỗi đứa 200, tôi cũng rất khó xử nên 2 o cháu giằng qua giằng lại 1 hồi thì cuối cùng thằng bé nhất định dúi cho 2 đứa con tôi mỗi đứa 100 rồi mới đi.
Cầm 2 triệu nó trả trong tay mà nước mắt tôi cứ tuôn ra, càng nghĩ càng thương, lại nghĩ đến lúc mình theo nó về nhà để kiểm chứng hoàn cảnh nó rồi mới cho vay tiền. Chắc một phần cũng do tôi dễ cảm động nữa nhưng tấm lòng và đạo đức của thằng bé chắc chắn cả đời này sẽ không bao giờ tôi quên được.
Nguyễn Tình
Xem thêm: Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tin liên quan
Cứ nghĩ mùa hè sẽ được nghỉ ngơi, nào ngờ bố mẹ chồng đón 6 cháu về chơi dịp nghỉ hè khiến con dâu trưởng hiếm muộn tất cả phục vụ đến kiệt sức.
Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.