Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Tôi năm nay 78 tuổi, lương hưu khoảng 20 triệu đồng, vợ tôi xưa nay chỉ làm nội trợ nên không có lương. Vợ chồng tôi có với nhau 3 người con, 2 trai 1 gái.
Ban đầu, con trai cả vào Sài Gòn khởi nghiệp, sau khi kinh tế ổn định thì nó dẫn lối để hai đứa em cùng vào đó làm việc. Nhìn chung cả 3 người con của tôi đều giàu có, giỏi giang, nhưng do đều ở xa nên tình cảm gia đình lại có phần thiếu thốn. Mỗi năm chúng chỉ về nhà đúng một lần là vào dịp Tết nguyên đán. Lúc trước, khi vợ chồng tôi còn khỏe mạnh thì mọi chuyện cũng ổn thôi. Nhưng mấy năm trở lại đây chúng tôi đều có tuổi, sức khỏe yếu kém đi nhiều nên khó lòng mà đảm đương hết được.
Tôi nhớ có một lần vợ chồng tôi ra ngoài công viên đi dạo, vì già lẫn hay quên nên khi về tới nhà mới phát hiện ra không mang theo chìa khó, phải nhờ hàng xóm dùng thang trèo tường mới vào nhà được.
Rồi năm ngoài, lúc tôi bị nhồi máu não phải nhập viện điều trị, khi đi cấp cứu cũng chỉ có hai vợ chồng già cùng với 2 người hàng xóm thân thiết. Nằm viện 3 hôm sau thì các con mới đến thăm. Chúng đến viện thấy bố đã khỏe lại nên cũng chỉ ở lại một ngày rồi bay về lại Sài Gòn để giải quyết công việc. Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố. Khi nghe tôi thông báo, tất cả họ hàng và 3 người con đều phản đối.

Nhưng vợ chồng tôi bình tĩnh phân tích rằng. Chúng tôi có tiền, dù không quá giàu có dư dả nhưng với số tiền tích cóp cả đời và lương hưu thì cả hai có thể không cần lo lắng về chi phí ở viện dưỡng lão. Chúng tôi cũng không cần bán căn nhà đang ở, bởi cả hai đều muốn để lại đó làm nơi cho các con quay về mỗi khi nhớ đến bố mẹ. Có lần con trai cả từng đề nghị sẽ thanh toán toàn bộ lệ phí ở viện dưỡng lão cho bố mẹ nhưng tôi nhận thấy vẻ mặt của con dâu không mấy vui vẻ nên đã từ chối. Tôi nghĩ, dù chúng tôi có công sinh thành và dưỡng dục, nhưng dù sao người đồng hành cùng chúng đến cuối đời cũng là vợ, là chồng nên tôi không muốn vì bố mẹ mà gia đình các con không hòa thuận.
Thực ra, tôi cũng mong mỏi được sống cùng con cháu, nhưng nếu bắt chúng về nhà thì chẳng khác nào cản trở sự nghiệp, cuộc sống của các con. Hơn nữa bây giờ vợ chồng tôi đều đã già, cần phải được chăm sóc quanh năm chứ không phải chỉ gặp đôi ba lần trong năm. Ba người con của tôi rất hiếu nhưng chúng quá bận, chúng từng đề nghị bố mẹ bán nhà rồi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Nhưng đến từng tuổi nhà, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều gia đình chỉ vì sống chung mà bố mẹ, con cái, vợ chồng cãi vã, thậm chí từ mặt nhau. Vì vậy tôi không muốn mình trở thành gánh nặng cho các con.
Với cả viện dưỡng lão cũng có đầy đủ mọi thứ vợ chồng tôi cần. Ngoài cơ sở vật chất, sự chăm sóc chuyên nghiệp đến từ các nhân viên thì điều tôi cần nhất chính là tình cảm và y tế. Như đã nói, năm nay tôi đã 78 tuổi, có tiền sử từng đột quỵ, còn vợ tôi cũng đã 75 tuổi. Chúng tôi đã từng bao phen thập tử nhất sinh và nhờ có sự giúp đỡ của hàng xóm nên mới may mắn thoát nạn. Giờ đây, chúng tôi sống trong viện dưỡng lão luôn có bác sĩ thăm non nên rất yên tâm về mặt sức khỏe. Mặt khác, khi vào đây chúng tôi đã được làm quen với rất nhiều người bạn đồng cảnh ngộ. Mỗi sáng, vợ chồng tôi cùng mọi người tập thể dục rồi ăn sáng. Đến chiều, tôi rủ mấy ông bạn già chơi cờ, còn vợ tôi cùng các bà khác tám chuyện, tập múa hoặc ca hát. Tuy chẳng phải người thân, nhưng ít nhất chúng tôi đã mang lại nụ cười cho nhau.
Nhìn chung, quan điểm sống của mỗi người mỗi khác. Nếu là bạn, bạn thích sống ở nhà con cái hay viện dưỡng lão khi về già? Hoặc tìm một bảo mẫu và sống một mình?
Tin liên quan
Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.
Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".
Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.