Giúp đỡ người khác đừng quên giữ lại phẩm giá cho họ

Giúp đỡ người khác là điều vô cùng đáng quý, nhưng vừa giúp đỡ vừa giữa được phẩm giá cho họ thì càng trân quý.

Diệu Nguyễn
09:49 08/12/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện về cách giúp đỡ người khác

Có một lần, cậu bạn thân kể cho tôi nghe câu chuyện lúc nhỏ đã để lại ảnh hưởng sâu sắc khiến cậu cả đời cũng chẳng bao giờ quên được. Đó là vào năm cậu 11 tuổi, có một đoàn xiếc đến khu xóm biểu diễn. Do quá thích xem chương trình xiếc nên cậu đã nài nỉ cha mình dẫn đi xem và cha cậu đã đồng ý.

Trong dãy người xếp hàng mua vé có một gia đình với 8 đứa con nhỏ. Ai nhìn vào cũng biết gia đình này rất nghèo khó, thế nhưng những đứa trẻ đều ăn mặc rất gọn gàng và cư xử lễ phép. Chúng nắm tay nhau, đứng sau lưng bố mẹ hào hứng đàm luận về những chú hề, con thú trong rạp xiếc. Rõ là chúng chưa bao giờ được xem diễn xiếc. Người mẹ nhìn những đứa con của mình một cách trìu mến, trong đôi mắt của bà toát ra một vẻ tự hào khi ngước lên nhìn chồng. Có lẽ đối với người mẹ và cả những đứa trẻ ấy người bố bây giờ giống như một người hùng vậy.

Người cha mặt mày hớn hở đầy tự hào nói với người bán vé: “Xin hãy cho chúng tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn. Tôi muốn cho lũ trẻ nhà mình được tận hưởng một ngày hạnh phúc và đáng nhớ”.

Nhưng sau khi người bán vé cho biết tổng giá tiền, hai vợ chồng không khỏi ngây người nhìn nhau. Vẻ thất kinh hiện rõ lên người mặt người mẹ, bà buông tay chồng mình ra, bất giác cúi gằm mặt xuống. Miệng người cha mấp máy không nói thành tiếng. Rõ ràng là họ không đủ tiền. Hai vợ chồng đứng ngây ra đó, không biết phải làm sao với lũ trẻ. Còn 8 đứa trẻ thì vẫn rất vô tư, phấn khởi thao thao không ngớt về buổi diễn xiếc mà chúng sắp được xem.

Giup-do-nguoi-khac-dung-quen-giu-lai-pham-gia-cho-ho-2

Sau khi tận mắt thấy tất cả, cậu bạn tôi khẽ nói bên tai cha mình: “Bố nghĩ ông ấy sẽ nói sao với con mình, các bạn ấy đang phấn khích như vậy nếu nói thật thì chắc mọi người sẽ thất vọng lắm”.

Người bố nghe vậy liền đáp: “Đúng vậy, với một người cha tình cảnh này thật sự quá trớ trêu. Vì là một người cha, sẽ không có gì tệ hơn việc thất hứa với con mình, khiến chúng cảm thấy thất vọng”.

Hai bố con trong lòng đều muốn giúp đỡ họ, nhưng lúc đó gia cảnh của bạn tôi cũng không khá giả gì.

Nhưng bạn tôi vẫn nói với bố: “Hay bố con mình giúp đỡ gia đình kia nhé!”

Rồi người bố nói tiếp:

Bố suy nghĩ một lúc rồi nó với con trai rằng “Nếu thế chúng ta sẽ không thể xem buổi biểu diễn này, con vẫn đồng ý với quyết định này chứ?”

Lưỡng lự một lúc, cậu bạn tôi ngẩng lên nhìn bố rồi nó: “Bố, con đã quyết định rồi, chúng ta sẽ về nhà nhường cơ hội này lại cho những bạn kia dù sao thì con cũng được xem diễn xiếc trước đó rồi!”

Người bố nghe vậy thì đồng ý và nói “Được rồi, cứ để bố lo”

Cậu bạn tôi nghe vậy thì vui vẻ đưa mắt dõi theo người bố của mình. Và hành động tiếp sau đó của người bố khiến cậu bất ngờ, thậm chí cả đời không thể nào quên.

Người bố đi về phía sau người đàn ông kia, nhân lúc không ai để ý ông ném số tiền vốn định dù để mua vé xuống đất, rồi sau đó lại cúi người xuống nhặt số tiền đó lên, rồi vỗ nhẹ vào vai người đàn ông đang tiến thoái lưỡng nan kia, nói: “Này! Anh ơi, anh làm rơi tiền này”

Người đàn ông nghe vậy thì không hiểu chuyện gì, vừa định từ chối thì nhìn ánh mắt người bố ông bỗng dưng hiểu ra. Đây chính là một người tốt bụng muốn giúp đỡ mình, và chỉ bằng cách này mới có thể giúp ông giữ lại phẩm giá của một người cha trước mặt các con của mình. Người cha không khỏi có chút bối rối, không biết phải làm thế nào.

“Có những việc không thể khiến cho lũ trẻ thất vọng được, anh hiểu không?” Bố của bạn tôi ghé vào tai người đàn ông kia nói khẽ. Sau đó ông dúi tiền vào tay người đàn ông và nói lớn rằng “May mà tôi nhặt được đấy nhé!”

Người đàn ông nhìn thấy số tiền trong tay, hai bờ môi mấp máy, giọt nước mắt lăn xuống gò má. Ông ngập ngừng nói tiếng cảm ơn, “Cảm ơn anh đã tôi và cả gia đình tôi một điều lớn lao như vậy. Hôm nay là sinh nhật của tôi, buổi diễn xiếc này tôi đã hứa với lũ trẻ từ lâu lắm rồi, tôi cũng đã gom góp đủ tiền nhưng không ngờ giá vé lại tăng. Cảm ơn anh đã giải vây giúp tôi và giúp tôi giữ hình tượng trước mặt các con mình. Cảm ơn anh, cảm ơn anh nhiều lắm…”

Bố bạn tôi nghe vậy thì ra hiệu cho ông đừng nói nữa, rồi ông quay sang nói với lũ trẻ: “Tụi cháu có một người cha rất đáng tự hào, tụi cháu nên cảm thấy may mắn về điều đó nhé”. Tám đứa trẻ nghe vậy gần như đồng thanh đáp “Tất nhiên rồi ạ!”.

Rồi người bố quay người rời khỏi, bạn tôi nhìn bố mình rồi nó với một giọng điệu đầy tự hào “Bố ơi, bố tuyệt thật đấy!”

Rồi người bố nói một câu mà mấy giờ, có lẽ là mãi tận về sau cậu cũng sẽ chẳng bao giờ quên được “Con có trách nhiệm giúp đỡ người khác, còn bố thì có trách nhiệm giữ gìn phẩm giá của họ con yêu ạ!”

Câu chuyện tưởng chừng như đơn giản, nhưng đối với bạn tôi lại ảnh hưởng rất lớn. Kể từ ngày đó, mỗi lần giúp đỡ người khác bạn tôi đều nhớ đến câu “Đừng quên giữ lại phẩm giá cho họ…”. Có lẽ sau câu chuyện của bạn, tôi cũng đã học được cách thế nào là giúp đỡ một cách tế nhị và văn minh.

Xem thêm: Muốn làm người khôn ngoan đừng nói 7 điều này

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận