Muốn làm người khôn ngoan đừng nói 7 điều này

Giao tiếp là một nghệ thuật, mà không phải ai cũng làm tốt. Muốn làm người khôn ngoan khi nói chuyện tránh nói 7 điều này để giữ đẹp lòng nhau, cho người khác và cả bản thân một đường lùi.

Diệu Nguyễn
11:29 04/12/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1.   Người khôn ngoan không nói lời làm chán nản

Cuộc vốn đã rất khó khăn và nhiều áp lực. Vì thế, điều mà mọi người cần ở nhau là những lời nói cổ vũ, khích lệ, động viên. Thế nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết được điều này.

Có rất nhiều người thường hay nói ra những lời chán nản, làm nhụt ý chí, nhuệ khí của người khác. Những câu nói như thế không những khiến người khác cảm thấy muộn phiền mà ngay cả bản thân người nói cũng cảm giác như mua dây buộc mình. Vì thế, muốn làm người khôn ngoan, được người khác yêu thích thì đừng suốt ngày chỉ biết nói lời chán nản, than phiền.

2.   Người khôn ngoan không buông lời cay nghiệt

Bạn nên hiểu được rằng thẳng thắng và độc mồm, độc miệng khác nhau hoàn toàn. Đừng bao giờ tự cho là mình thẳng thắn bộc trực rồi nói ra những lời cay nghiệt làm người khác tổn thương. Ranh giới giữa bộc trực và cay nghiệt mong manh lắm, là người khôn ngoan bạn nên tinh tế nhận ra điều này. Hãy để ý đến tâm lý và cảm thụ của đối phương trước khi bạn nói ra hay nhận xét một điều gì đó trong mọi tình huống của cuộc sống. Vì bạn không thể biết được rằng, những lời nói nhanh mồm, cay nghiệt của bạn có thể khiến người khác cảm thấy tuyệt vọng đến nhường nào.

Muon-lam-nguoi-khon-ngoan-dung-noi-7-dieu-nay-1

Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của lời nói đối với cuộc trò chuyện. Để tăng sự hảo cảm, vui vẻ trong mỗi cuộc trò chuyện hãy luôn tự nhắc nhở bản thân nói lời hay, ý đẹp nhé.

3.   Người khôn ngoan không tùy tiện nói lời hứa hẹn

Lời hứa hẹn là thứ đại diện cho phẩm chất, chữ Tín của một người. Vì thế, trước khi buông bất kỳ lời hứa hẹn nào bạn cũng nên suy nghĩ cho thật chín chắn, kỹ càng rồi hãy quyết định. Vì lời nói ra như bát nước đổ đi, không thể lấy lại được nên hãy cẩn trọng trong từng lời nói ra.

Người dân Đức thường dùng câu trả lời là “Tôi sẽ cố gắng hết sức” chứ không phải một lời hứa hẹn như “Tôi sẽ làm được”, “Tôi nhất định sẽ hoàn thành thật tốt”. Đây là một cách trả lời cực kỳ thông minh và tinh tế. Vì trong cuộc sống bạn sẽ không thể lường trước được điều gì, không biết trước công việc có hoàn toàn suôn sẻ hay không nên đừng bao giờ đem lời hứa hẹn ra để rồi đánh mất chữ tín của chính mình.

4.   Người khôn ngoan không nói lời khi tức giận

Khi tức giận người ta thường thiếu suy nghĩ, dễ nói ra những lời làm người khác tổn thương. Vì thế, trong những lúc tức giận, đặc biệt là khi tranh cãi một vấn đề nào đó thì bạn không nên tùy tiện lên tiếng. Hãy cố gắng nhẫn nại, chờ khi cơn giận lắng xuống thì đã nói chuyện với nhau

5.   Người khôn ngoan ít nói lời thật lòng

Có một câu ngạn ngữ như thế này “Giao thiển chớ nên thâm ngôn”, đại ý là khuyên bảo mọi người không nên nói những lời sâu xa, thật lòng trong những mối quan hệ nông cạn. Là người khôn ngoan khi giao tiếp bạn nên tránh giãi bày hết lời trong lòng với những người không quen thân.

Muon-lam-nguoi-khon-ngoan-dung-noi-7-dieu-nay

Những lời có giá trị chỉ nên dành cho những người có giá trị. Bởi với những mối quan hệ nông nạn, nhạt nhòa thì khi bạn dốc hết lời thật lòng chắc gì người đó đã muốn nghe mà đôi khi những lời đó còn là con dao hai lưỡi làm tổn thương chính bạn. Hãy nhớ, người khôn ngoan và bản lĩnh không làm những điều thừa thãi.

6.   Không nói những lời ngông cuồng, tự mãn đó mới là người khôn ngoan

Cổ nhân nói “Đại trí giả ngu”, người khôn thật sự thì thường giả ngu. Chỉ có những kẻ không có thực tài mới thường mạnh miệng kêu gào nhằm lấy khẩu khí để che giấu đi sự thiếu hụt và trí tuệ và tài năng bên trong. Đó là lý do mà bạn thường thấy, càng là những bậc quân tử thì càng điềm đạm, trầm tĩnh trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Vì thế, đừng bao giờ nói những lời ngông cuồng, tự mãn với người khác với mục đích khoe mẽ bản thân, đó không phải là thông minh là là tự phụ.

7.   Người khôn ngoan không nói lời ác nghiệp

Làm người khôn ngoan đừng để cảm xúc tiêu cực của bản thân lấn át rồi phát ngôn ra những lời oán hận, ác nghiệp. Những lời oán hận thường mang theo năng lượng xấu bởi nó xuất phát từ tâm oán trách, lòng đố kỵ, sân si của một người. Thường những người nói ra những lời đó thường sẽ bị oán hận che mờ lý trí, dẫn đến không phân biệt được thật giả, đúng sai, làm điều hại người thậm chí hại cả chính mình.

Vì thế, đứng trước những cảm xúc oán hận hãy cố gắng giữ tâm bình tĩnh, thanh thản có như thế mới không bị oán hận nhấn chìm, tâm đạo cũng vì thế mà mở man hơn. Những người làm được điều này không chỉ giúp bản thân được sống trong vui vẻ, an yên mà còn giúp người xung quanh có năng lượng tích cực hơn mỗi ngày.

Nói chuyện chính là một nghệ thuật, và cách nói chuyện cũng sẽ phản ánh bạn là ai. Nếu là người khôn ngoan, hiểu chuyện hãy hết sức thận trọng với câu chuyện mình nói thứ mình làm để giữ đẹp lòng người, tránh gây tổn thương cho người khác.

Xem thêm: 3 câu chuyện ẩn chứa tật xấu đáng suy ngẫm của đời người

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận