Cổ nhân nói: “Biết đủ là người giàu, đôn hậu là người tốt, khiêm nhường là cao nhân”
Những câu cổ nhân nói đều là những bài học đắt giá về cách ứng xử dành cho hậu thế. Nếu đọc và thấu hiểu những điều này, ắt sẽ thành tài, cuộc đời thông thuận.
Cổ nhân nói: Biết đủ là người giàu
Trong “Lễ ký” có câu: “Người tiền thường hạnh phúc”.
Vương Khải thời Tấn là một người rất giàu có, đến hàng rào hai bên đường dài 40 dặm trước cửa nhà anh ta cũng được làm bằng lụa tím. Ai muốn lên nhà Vương Khải thì phải đi qua con đường lụa tím này. Nhưng Thạch Tông lại giàu hơn Vương Khải, ông nghe nói nhà Vương Khải thường rửa nồi bằng mạch nha, liền ra lệnh cho nhà bếp lấy nến làm củi nhóm lửa. Vương Khải thấy vậy không phục, liền mang theo một cây san hô cao hơn 2 tấc đến bày trước mặt Thạch Tông. Thạch Tông không nói một lời, lấy sắt như ý đập nát cây san hô rồi nói với Vương Khải đang tức giận rằng: “Ta bồi thường cho ngươi!”
Sau đó, Thạch Tông sai người hầu lấy tất cả san hô từ trong nhà ra. Có cái ba tấc, có cái bảy tám tấc, những cây khoảng hai tấc thì có rất nhiều. Vương Khải tập tức hiểu ra sự giàu có của mình không thể so lại với Thạch Tông.
Sau này, Thạch Tông bị Triệu vương Tư Mã Luân giết chết, gia tài bị đem đi chia chác hết. Lúc này, mọi người mới hiểu ra, bao nhiêu tài sản không phải là giàu, bình an mới là giàu, biết đủ mới là giàu.
Hai chữ "giàu"(富) và "phúc"(福)đều có bộ 畐. Trong Giáp Cốt văn, chữ tượng hình là một cái biểu tượng của người bụng phệ. Tức là, người béo thì là người có phúc, cũng có khả năng sẽ giàu có. Mà người đôn hậu, khoan dung, rộng lượng, không có phiền não thì là người dễ béo nhất. Còn những người cả ngày chỉ biết khổ tâm tính kế, tham lam, có bạc còn muốn vàng thì rất khó để béo. Ba chữ "富""福""畐" hợp với lẽ trời, tức là muốn khuyên răn chúng ta rằng: Người biết đủ là người giàu, người biết đủ là người có phúc.
Cổ nhân nói: Đôn hậu là người tốt
Cổ nhân có câu: “Người quân tử lấy đức dày nâng đỡ mọi vật”.
Tô Đông Pha lúc làm thông phán ở Hàng Châu đã từng xử lý một vụ án có liên quan trực tiếp giữa họ hàng và ông ấy. Có một kẻ sĩ người Phúc Kiến tên là Ngô Vị Đạo, tới Hàng Châu buôn bán thì bị tra ra là vận chuyển bông lậu, phạm tội trốn thuế.
Ngô Vị Đạo không những vận chuyển bông lậu mà còn làm giả giấy phê chuẩn của Tô Đông Pha, bên trên viết là: "Thông phán Hàng Châu Tô Thức tặng Kinh sư Tô Thị Lang". Tô Thị Lang là ai? Chính là Tô Triệt - em trai của Tô Đông Pha hiện đang làm quan thị lang ở kinh thành.
Sau khi Tô Đông Pha thẩm vấn thì biết được, Ngô Vị Đại vốn là một kẻ sĩ nghèo, không có lộ phí để vào kinh thành thi cử. Người cùng thôn thấy vậy hăng hái quyên tiền, quyên đồ cho kẻ sĩ nghèo dự thi. Ngô Vị Đạo rất cảm kích, liền mang theo bạc và bông, định là mang theo tới kinh thành để bán lấy bạc dùng.
Mà theo quy định của triều đình, vận chuyển bông thì phải nội thuế. Ngô Vị Đạo nghĩ tới trên đường có cửa quan, nếu phải nộp thuế, vậy thì số bạc đổi từ bông chẳng còn mấy đồng. Thế là anh ta nghĩ ra cách giải mạo, lấy danh nghĩa của Tô Đông Pha tặng đồ tới kinh thành để trốn thuế. Nhưng Ngô Vị Dạo không ngờ tới, vừa tới Hàng Châu đã bị tóm, mà pháp quan lại chính là Tô Đông Pha.
Ngoài ý muốn, Tô Đông Pha lại không phạt Ngô Vị Đạo. Ngược lại, còn lấy bông đổi bạc trả cho anh ta, đồng thời tận tay viết tên, chức quan, địa chỉ của em trai mình ở kinh thành, thay thế cho giấy thông hành giả kia.
Những việc Tô Đông Pha làm chính là biểu hiện của sự đôn hậu. Người đôn hậu chính là người có tâm thiện lượng, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, tâm tình rộng rãi.
Cổ nhân nói: Khiêm nhường là cao nhân
Cổ nhân nói: "Mỹ vị chân chính là thanh đạm, người có đạo hạnh hoàn hảo có thể giữ lòng bình lặng”.
Trọng thần Mãn Thanh – Tả Tông Đường là người rất thích chơi cờ, cờ nghệ rất cao siêu, không có đối thủ. Có một lần, trên đường tiến quân tới Tân Cương, ông bắt gặp một lão nhân đang bày bàn cờ tướng, đặt một cái cờ hiệu bên cạnh là “Thiên hạ đệ nhất cờ”. Điều này làm nhức mắt Tả Tông Đường, bởi ông chưa từng thấy người nào kiêu căng như vậy. Thế là ông dừng lại, quyết cao thấp với lão nhân kia một phen. Quả nhiên không ngoài dự liệu, lão nhân này thua Tả Tông Đường 3 ván cờ. Thế là, Tả Tông Đường cười nói với lão nhân kia: “Nên gỡ cái cờ hiệu thiên hạ đệ nhất cờ của ông đi!"
Tả Tông Đường ở Tân Cương chiến đấu rất thuận lợi, đánh thắng quân xâm lược, thu lại được phần lớn lãnh thổ của triều thanh. Trên đường về, ông lại thấy lão nhân với cờ hiệu cũ kia vẫn còn. Lão nhân này không những không gỡ cờ hiệu xuống, mà còn bày ra cái bà cờ ở chỗ cũ. Vì muốn dạy cho lão nhân này một bài học, Tả Tông Đường lệnh cho quân đội tiếp tục tiến về phía trước, mình thì dừng lại chiến với lão nhân nọ.
Nhưng không ngờ rằng, lần này ông lại bị thua 3 ván liên tục. Tả Tông Đường kinh ngạc hỏi lão nhân sao có thể thắng ông. Lão nhân kia đáp: "Lần trước, ngài bị vướng quân lệnh, phải dẫn binh đánh trận, ta không thể làm nhụt chí ngài, bây giờ ngài thắng lợi quay về, ta đương nhiên phải chiến hết mình chứ, không nhường nữa!"
“Đại âm hi thanh, đại tượng vô hình”, phàm là cao nhân chân chính ắt sẽ khiêm nhường. Nhin qua sẽ thấy họ đơn giản, thiên chân nhưng thực ra lại có uy lực kinh người.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận