Cái chân của tiểu hòa thượng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Tiểu hòa thượng nói: "Chân của sư phụ chỉ có thể duỗi không thể co, nhưng con thì có thể, nên con thu chân lại”. Ở đời người biết co duỗi đúng lúc mới là người thông minh.

Vào thời nhà Đường, ở núi Ngũ Đài Sơn, có một vị thiền sư nổi tiếng tên là Mã Tổ. Thay vì giảng dạy, vị sư này lại thích dùng phương thức “gây khó khăn” để đồ đệ ngộ ra chân lý.
Một buổi sáng nọ, thiền sư Mã Tổ bắc một cái ghế ngồi trên con đường nhỏ sau chùa để đọc sách. Từ xa, có một tiểu hòa thượng đang đẩy chiếc xe gỗ đi từ phía vườn rau trở về chùa. Con đường hẹp, mà thiền sư Mã Tổ lại còn ngồi giữa đường, hai chân duỗi ra. Tiểu hòa thượng không sao đẩy xe qua được, bèn cất tiếng xin sư phụ thu chân lại.
Nhưng thiền sư Mã Tổ không những không co chân lại, mà còn nói lớn: “Chân ta luôn luôn duỗi ra, không bao giờ co lại”.
Tiểu hòa thượng nghe thế thì sững sờ, có chút khó xử nói: “Sư phụ không thu chân lại, con không thể trở về chùa được ạ”.

Thiền sư Mã Tổ tiếp tục lật mở trang sách, không thèm nhìn tiểu hòa thượng, cất tiếng nói: “Đó là việc của con”.
Tiểu hòa thượng suy nghĩ một chút, rồi thưa: “Sư phụ, chân người chỉ duỗi ra chứ không co lại được, nên con không thể đi qua được. Vậy chúng ta đổi vị trí đi, con ngồi ở trên ghế, còn sư phụ tới đẩy xe!”.
Thấy tiểu hòa thượng nói như vậy, Thiền sư Mã Tổ cảm thấy khá thú vị, liền đổi vị trí với đồ đệ.
Tiểu hòa thượng lúc này cũng bắt chước sư phụ mình duỗi thẳng chân ra. Nhưng khi Thiền sư Mã Tổ đẩy xe về phía mình, thì liền thu chân lại.
Thiền sư Mã Tổ thấy vậy liền hỏi: “Tại sao con thu chân lại?”
Tiểu hòa thượng cười nói: “Chân của sư phụ chỉ có thể duỗi không thể co, nhưng con thì có thể, nên con thu chân lại”.
Sau đó tiểu hòa thượng đứng dậy trả ghế lại cho thiền sư Mã Tổ, rồi tiếp tục đẩy xe đi. Còn thiền sư Mã Tổ thì nhìn theo bóng dáng của đệ tử mình nở nụ cười tâm đắc.
Nhiều năm sau, Thiền sư Mã Tổ đã truyền lại y bát của mình cho vị tiểu hòa thượng này. Tiểu hòa thượng sau này đã trở thành cao tăng ở Ngũ Đài Sơn, được gọi là Thiền sư Ẩn Phong.
Sưu tầm
Xem thêm: Trời không phụ lòng người – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Một gia đình hạnh phúc đâu cần gì nhiều, chỉ cần con cái kề bên, dâu hiền rể thảo là được rồi. Thế nhưng, ở đời mấy ai được vậy!
Con không phải là đứa trẻ thông minh, nhưng con biết mẹ luôn ở bên cạnh cổ vũ con. Chính những lời động viên của mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho con!
Lúc khó khăn chú không cho vay dù chỉ một đồng, cậu mợ phải bán bò cho cháu đi học. Ngày cháu thành danh chú lại đập cửa đòi sổ đỏ. Đúng là hoạn nạn mới rõ chân tình.
Tin liên quan
Cách tính phật lịch thường dựa trên chu kỳ mặt trăng và mặt trời. Trong nhiều nền văn hóa và quốc gia khác nhau, sẽ có các phiên bản phật lịch khác nhau. Vậy đâu là cách tính chính xác nhất?
Đứa trẻ nào may mắn được sinh ra vào đúng ngày Đại lễ Phật đản thì xác định là con của trời, thông minh, lanh lợi và giúp gia đạo hưng thịnh vững vàng.
Người xưa rất tin vào phong thủy từ những điềm báo xung quanh cuộc sống, điển hình như: "Tùng nở hoa nhà phát tài, trúc trổ bông tai ương tới".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.