Cách tính Phật lịch chính xác nhất
Cách tính phật lịch thường dựa trên chu kỳ mặt trăng và mặt trời. Trong nhiều nền văn hóa và quốc gia khác nhau, sẽ có các phiên bản phật lịch khác nhau. Vậy đâu là cách tính chính xác nhất?

Cách tính Phật lịch chính xác nhất
Phật lịch là một hệ thống lịch được sử dụng trong Phật giáo, phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Phật lịch được tính từ khi Phật nhập Niết Bàn, chứ không tính từ ngày Phật Đản là ngày thái tử Tất Đạt Ma mới vừa đản sanh chứ chưa thành Phật.
Cách tính phật lịch cụ thể như sau:
Theo tài liệu Phật học, Phật ra đời trước Tây Lịch 624 năm, đến nay Tây lịch là năm 2024, do đó lấy 2024 cộng với 624 là ra năm kỷ niệm Đức Phật đản sinh lần thứ 2468 (2024 + 624 = 2648); Còn đối với Phật lịch, lấy năm Phật ra đời trừ đi 80 năm Phật tại thế (sống được 80 tuổi), sau đó cộng với năm Tây lịch hiện tại là tính được năm Phật lịch (624 - 80 = 544 + 2024 = 2568).
Như vậy, Phật lịch năm 2024 là năm thứ 2568.
Lưu ý: Phật giáo Việt Nam tuy theo truyền thống Bắc Tông (Đại Chúng Bộ; Đại Thùa) kỷ niệm vía Phật Thích Ca nhập niết bàn vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, tính Phật lịch mới từ ngày này. Nhưng nếu là truyền thống Nam Tông (Thượng Tọa Bộ; Tiểu Thừa) phải đến sau ngày rằm tháng 4 âm lịch (lễ Tam Hợp – Vesak: Đản sanh, Thành đạo, Nhập diệt) hằng năm mới bước sang năm mới Phật lịch.
Đại lễ Phật đản 2024 - Phật lịch 2568 được tổ chức vào thời gian nào?

Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024, hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố thì thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 15/4 Giáp Thìn (tức 8/5 đến 22/5/2024)
Trong đó:
- Tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày mùng 8/4 đến 15/4 Giáp Thìn (tức 15/5 đến 22/5/2024);
- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22/5/2024).
Chương trình đại lễ Phật Đản 2024 - Phật lịch 2568
1. Trong ngày 8/4 âm lịch (tức ngày 15/5/2024 dương lịch):
Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã Kính mừng Đức Phật Đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật Đản, kinh Chuyển Pháp luân, và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
2. Trong ngày 15/4 âm lịch (tức ngày 22/5/2024 dương lịch):
Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước Đức Phật Đản sinh.
Cử hành Đại lễ Phật Đản:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Cử hành Quốc ca, Đạo ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.
- Dâng hoa kính mừng Phật Đản.
- Tuyên đọc Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Diễn văn Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Phát biểu của đại diện chính quyền.
- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật Đản.
- Nghi thức Tắm Phật.
- Hồi hướng.
- Thả chim bồ câu và bóng bay hòa bình.
- Cảm tạ của Ban Tổ chức.
Tổ chức chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…
Tổng hợp
Xem thêm: Thông điệp Đại lễ Phật đản 2024 là gì?
Đọc thêm
Đứa trẻ nào may mắn được sinh ra vào đúng ngày Đại lễ Phật đản thì xác định là con của trời, thông minh, lanh lợi và giúp gia đạo hưng thịnh vững vàng.
Thông điệp chính của đại lễ Phật đản 2024 chính là hạnh phúc và toàn diện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của đức Phật. Thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc và xã hội hạnh phúc.
Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm vào rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Năm nay, đại lễ Phật đản rơi vào ngày mấy dương lịch?
Tin liên quan
Ở giai đoạn cuối của thời kỳ 6 năm thực hành miên mật, Bồ Tát Tất Đạt Đa từng tự hỏi: Vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan?
Đức Phật khuyên chúng ta rằng: "Chớ vội tin điều gì chỉ vì nó là truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ".
Đức Phật từng giảng, khả năng cảm ngộ cuộc đời chính là yếu tố quyết định hạnh phúc, khổ đau, phú quý, phúc báo, bình an của một con người trong vòng luân hồi sinh tử.