Chiếc chậu thau đồng – Câu chuyện nhân văn xúc động

Mọi người nghe bà Hải kể, mắt ai nấy đều đỏ hoe, kính cẩn nhìn chiếc chậu thau đồng. Bác cả đứng dậy, chắp tay lạy cái chậu thau đồng rồi mở ví, có bao nhiêu trong đó là bỏ hết vào chậu hết.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Hải có một chiếc chậu thau đồng nhỏ, cũ kỹ và móp méo. Thời sơ tán, đi đâu bà cũng tha cái chậu ấy đi, nhưng chỉ để đựng gạo chứ không bao giờ dùng nó để giặt giũ.

Sau này, mấy bận dọn nhà mới, bà Hải vứt đi nhiều thứ, duy chỉ có chiếc chậu thau đồng là bà vẫn giữ cẩn thận, mang theo, cất kỹ trong tủ. Việc duy nhất bà dùng đến cái chậu thau đồng bé nhỏ ấy là hóa vàng vào những ngày rằm, mồng một và chỗ chạp trong năm. Hóa vàng xong bà lại rửa sạch sẽ, lau khô rồi đem cất tủ.

Con cháu lâu dần cũng quen với việc bà Hải đặc biệt quý cái chậu thau đồng cổ lỗ sĩ ấy và coi nó như một thói lẩn thẩn của người già.

Bà Hải có một thói lẩn thẩn nữa là sợ nước. Đi sơ tán, việc gì khó mấy, vất vả mấy bà cũng xung phong nhận, chẳng hề nà gì, nhưng chỉ xin các thủ trưởng hãy tha cho bà chuyện lội đồng, xuống ao, ra sông, ra suối. Hồi trước, mỗi lần cơ quan tổ chức liên hoan du thuyền Hồ Tây, bà Hải đều tìm cách vắng mặt. Mấy chú thanh niên cứ nằng nặc lôi bà đi cho bằng được. Ngồi trên du thuyền đi vòng hồ, mặt bà trắng bệch như không còn giọt máu và tuyệt nhiên bà không cầm đũa gắp lấy một miếng thức ăn nào.

Hôm qua, thằng con trai đầu của bà đi Hà Tĩnh về. Cơ quan nó tổ chức một đoàn đại biểu vào tận nơi trao quà cho các gia đình bị nạn. Quà gồm 40 phong bì, mỗi phong bì 500 ngàn, tổng cộng được 20 triệu. Thằng con cả bà kể nhiều chuyện thương tâm lắm. Có gia đình chết 2-3 người, có nhà chết người lớn, để lại đàn con thơ, có nhà thì vợ mất chồng, chồng mất vợ.

Bà Hải yên lặng ngồi nghe, gần cuối mới hỏi: “Thế đoàn các anh đi ba ngày chi phí hết bao nhiêu?”.

Người con trai làm kế toán trưởng thật thà trả lời: “Dạ, khoảng 80 triệu ạ!”.

Bà Hải nghe xong mím môi không nói gì. Mãi sau bà mới nói với anh con cả: “Mai mẹ làm cơm, con báo cho con cháu tập trung ở đây nhé!”.

Người con trai biết tính mẹ nên không dám hỏi mai là ngày gì mà lại đột nhiên tập trung ăn cơm, chỉ gật đầu bảo “Dạ vâng, để con thông báo!”.

chiec-chau-thau-dong-xau-chuyen-nhan-van-xuc-dong

Khoảng 11 giờ hôm sau, 4 gia đình, dâu con rể cháu tập trung đủ cả. Cô dâu trưởng chạy vào bếp định giúp một tay thì người giúp việc bảo bà làm xong hết rồi, bà dặn mọi người chờ bà tụng kinh xong thì ăn cơm.

Tiếng bà Hải tụng kinh gõ mõ từ tầng 4 vọng xuống. Không ai dám ồn ào khi bà đang tụng kinh. Nửa giờ sau, bà Hải từ từ bước xuống, khoác bộ đồ nâu, tay cầm gói vàng mã. Rồi bà mở tủ lấy cái chậu thau đồng ra, đặt ở sân, từ từ hóa xong chỗ vàng mã rồi mới vào nhà bảo con cháu dọn cơm ra ăn.

Bữa liên hoan gặp mặt đại gia đình chỉ có 2 món là đậu phụ rán và rau muống luộc. Đám trẻ con nhìn nhau, người lớn thì cắm cúi nhìn mâm chẳng dám hé nửa lời. Bà Hải mời cả nhà ăn cơm rồi bảo ăn xong bà có chuyện muốn nói.

Nhìn bữa cơm đạm bạc, ai cũng thất vọng ra mặt, nhưng ăn vào vẫn thấy rất ngon. Mấy đứa trẻ quen ăn thịt nay ăn một bữa cơm chay thấy cũng hay hay.

Ăn xong, bà Hải gọi mọi người quây quần quanh bàn nước. Nhìn thái độ bà khác mọi ngày, con cháu ai cũng nơm nớp.

“Mỗi lần nhà ta có việc, mỗi gia đình đóng góp bao nhiêu thì hôm nay bỏ ra bấy nhiêu”, bà Hải nói.

Bác cả nộp 1 triệu, 3 người em mỗi người nộp 500 ngàn. Bà Hải cho số tiền 2 triệu rưỡi vào phong bì rồi đặt lên bàn thờ. Sau đó, bà ra sân lấy cái chậu thau đồng đã nguội, bỏ tro vào túi ni lông, xong cẩn thận đem rửa sạch cái chậu, lau khô, kính cẩn đặt cái chậu cũ lên mặt bàn nước. “Năm 1956, quê mình lụt to lắm, nước ngập hết cả. Nhà mình nước lên gần đến kèo. Bố bà, tức là cụ của các cháu khi ấy đang công tác xa. Ở nhà chỉ có mỗi cụ bà, bà và 2 người em nhỏ. Khi ấy bà 7 tuổi ngồi lên kèo tre, ông Hòa 3 tuổi ngồi trong cái thúng bọc vải mưa, còn bà Hiền mới 6 tháng thì nằm trong cái chậu thau đồng này”, nói đoạn bà Hải chỉ tay vào cái chậu bé tí.

“Bà lấy tay giữ cái thúng với cái chậu để hai em khỏi bị lật úp xuống nước. Thỉnh thoảng mẹ bà lại trèo lên, nhìn qua lỗ mái tranh xem trời bên ngoài mưa gió thế nào. Khi ấy rất lạnh. Bà ngồi ngâm chân trong nước, ông Hoàn với bà Hiền tuy không bị ướt nhưng cũng lạnh. Bà Hiền khi ấy nằm trong chậu thau đồng còn lạnh hơn. Có mấy củ khoai sống, ông Hoàn được ưu tiên gặm nên chịu nằm yên. Riêng bà Hiền khóc ghê lắm vì khát sữa. Cụ cố gắng nhét vú vào miệng con, nhưng sau 2 ngày không ăn không uống, ngâm mình trong nước lạnh nên sữa cạn khô. Bà Hiền khóc khản tiếng, rồi tự dưng im bặt suốt nửa ngày. Bà mới hỏi cụ: “Sao em Hiền không khóc nữa”. Cụ nói mà mắt nhìn đi chỗ khác: “Chắc em thiếu sữa nên lã đi thôi”. Lúc đó bà bé quá, đâu có biết là bà Hiền đã chết, chết khi mới tròn 6 tháng tuổi, chết ngay trong cái chậu thau đồng này, chết vì đói lạnh”, bà Hải nghẹn ngào kể.

“Mấy ngày sau nước rút, cụ mang bà Hiền đi chôn, quấn vào trong cái chiếu rách, lúc ấy làm gì có quan tài như giờ. Chôn con xong thì cụ ngồi khóc, khóc nức nở đến lả đi. Nếu còn sống chắc bà Hiền năm nay đã 54 tuổi rồi đó. Quê mình hay bị thiên tai bão lũ. Tháng tháng bà đều để dành khi được dăm chục, khi được một trăm. Cứ hễ nghe tin có bão lụt gì trong quê là bà lại gửi về ngay cho bác Thiện làm ở ủy ban xã để bác ấy chuyển cho các gia đình khó khăn, bị nạn. Cái phong bì 2 triệu rưỡi mà các con đóng góp khi nãy, mẹ sẽ chuyển về cho bác Thiện. Hôm nay, cảm ơn mọi người đã cùng bà ăn chay niệm Phật, chia sẻ với bà con vùng bão lụt”, bà Hải nhìn con cháu, xúc động nói.

Mọi người nghe bà Hải kể, mắt ai nấy đều đỏ hoe, kính cẩn nhìn chiếc chậu thau đồng. Bác cả đứng dậy, chắp tay lạy cái chậu thau đồng rồi mở ví, có bao nhiêu trong đó là bỏ hết vào chậu hết. Mấy người em thấy vậy cũng làm theo. Bọn trẻ con nhìn nhau, đứa nào trong túi có đồng nào cũng bỏ hết vào chậu.

Xem thêm: Tính toán từng đồng với mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Nhìn cả đồng lúa chìm trong nước lũ mênh mông, trời vẫn tiếp tục đổ mưa không ngớt, ông Tư mặt buồn rười rượi nghĩ “Mất trắng rồi còn đâu!".

Nước lũ ngập đồng làng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

80 tuổi, ông nội mới bắt đầu học dùng điện thoại thông minh và tôi đã trở thành “thầy giáo nhí” bất đắc dĩ của ông!

“Thầy giáo nhí” của ông – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi nằm thấy giấc mơ ấy để tôi có thể thấu hiểu được những vất vả, hy sinh của mẹ, để tôi hiểu rằng không phải cứ làm mẹ là có thể làm gì tùy thích.

Giấc mơ giúp tôi hiểu mẹ  - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Mới đây, nhiều người không khỏi xúc động khi biết có một tài xế xe ba gác ủng hộ toàn bộ tiền kiếm cả tuần cho bà con vùng bão lũ miền Bắc.

Chuyện bác tài xế xe ba gác ủng hộ tiền làm việc cả tuần cho bà con vùng bão lũ miền Bắc
0 Bình luận

Các tỉnh miền Bắc vẫn đang gồng mình chống chọi với thiên tai bão lũ và rất cần sự hỗ trợ. Vậy làm sao để quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ?

Các hình thức ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở miền Bắc
0 Bình luận

Vừa qua, cư dân mạng xôn xao trước thông tin một vị giáo sư U80 rút sổ tiết kiệm tiền tỷ ủng hộ đồng bào miền Bắc.

Giáo sư U80 rút sổ tiết kiệm 1 tỷ ủng hộ người dân vùng bão lũ miền Bắc: Đây chỉ là 'hạt cát' so với thiệt hại của đồng bào
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất