“Thầy giáo nhí” của ông – Câu chuyện nhân văn cảm động

80 tuổi, ông nội mới bắt đầu học dùng điện thoại thông minh và tôi đã trở thành “thầy giáo nhí” bất đắc dĩ của ông!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong dịp sinh nhật, tôi được mẹ tặng cho một chiếc điện thoại mới, thành ra thừa chiếc điện thoại đang dùng. Chẳng lẽ lại bỏ điện thoại cũ ấy đi, nó vẫn còn dùng ngon với mượt lắm, tôi liền “dỗ” ông nội: “Ông ơi, hay ông dùng điện thoại di động của cháu nhé. Có điện thoại rồi mỗi khi ông đi đâu cả nhà sẽ tiện liên lạc với ông hơn”.

Hỏi vậy nhưng trong lòng tôi biết ông không đồng ý ngay đâu. Nào ngờ ông bảo ừ để ông xem thế nào. Ông nói “xem thế nào” có nghĩa là ông đã đồng ý rồi. Ở với ông từ nhỏ đến lớn, tôi biết thừa cách nói ấy của ông. Vì thế tôi phấn khởi chạy về nhà lấy ngay chiếc điện thoại cũ sang cho ông dùng.

Thế nhưng, gần một tuần sau đó tôi vẫn không thấy ông ồng điện thoại. Hỏi bà thì bào bảo: “Ông chưa biết cách dùng điện thoại đâu. Có bao giờ ông được dùng điện thoại thông minh đâu mà biết”.

Nghe vậy tôi ngại quá, thấy mình thật vô tâm với ông. Thế là tôi chạy vào phòng ông, đúng lúc thấy ông đang cầm cái điện thoại trên tay ngắm nghía.

“Ông ơi, ông không biết dùng điện thoại phải không? Thế để cháu chỉ ông nhé”, tôi hào hứng hỏi ông.

“Không đâu, ông biết dùng mà. Nhưng ông thấy là chưa cần thiết phải dùng thôi”. Nói rồi ông đặt điện thoại xuống giường rồi đi thẳng ra phòng khách bật tivi lên xem.

thay-giao-nhi-cua-ong-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Lại thêm một tuần nữa, chiếc điện thoại vẫn chưa được bật lên sử dụng. Tôi thấy lạ nên hỏi bà, thì bà cười bảo: “Ối giời, ông nội con sĩ diện lắm. Ông ngại mọi người biết được thời buổi này mà ông vẫn không biết dùng điện thoại thông minh. Tối nào ông cũng bật điện thoại lên mò mẫn nhưng toàn chữ tiếng anh nên không hiểu được”.

À vậy là tôi hiểu rồi. Hồi trẻ ông từng làm giám đốc của một công ty, ông rất giỏi, chuyện gì cũng thành thạo, thậm chí ông còn từng đặt chân tới mấy quốc gia lớn trên thế giới. Nhưng thời của ông người ta chưa dùng điện thoại thông minh, chưa có internet như bây giờ. Từ ngày về hưu ông chỉ ở nhà quây quần bên con cháu, hằng ngày cũng chỉ có mở tivi lên xem, nghe tin tức thôi. Ông gần như không biết tới đồng sống công nghệ hiện đại.

Thế là tôi đành thay đổi chiến thuật, trở thành “thầy giáo nhí” của ông. Nghĩ là làm, sáng hôm sau đến nhà ông chơi, mang điện thoại của mình ra rồi nói ông thử gọi cho tôi xem có được không, hình như điện thoại tôi bị hỏng nên không nhận được cuộc gọi. Ông nội lúng túng lấy điện thoại ra, thấy vậy tôi bảo ông để tôi gọi cho nhanh, rồi tôi mở khóa, bấm vào nút gọi điện. Tôi cố ý làm các bước chầm chậm cho ông xem. Ông nhìn tôi chăm chú, tôi cười thầm trong lòng vì biết là ông đang học lỏm cách tôi sử dụng điện thoại.

Cứ thế, mỗi ngày một ít, tôi không nói với ông là tôi dạy ông dùng điện thoại mà chỉ cười đùa bảo tôi với ông thử cùng nhau mày mò xem điện thoại thông minh có những tính năng gì. Tôi lấy một cuốn sổ nhỏ ghi ra những lưu ý khi dùng điện thoại thông minh rồi để lên bàn, ngầm ý rằng lúc nào ông cần thì mở ra xem là được.

Sau khoảng 3 tuần, ông nội đã biết dùng điện thoại để nghe gọi, nhắn tin. Và sau 2 tuần nữa là ông có thể truy cập internet thành thạo để đọc tin tức, xem video. Ông cứ suýt xoa là thời buổi này hiện đại quá, người ta có thể làm mọi thứ chỉ với một chiếc điện thoại. Thời của ông, muốn biết tin tức phải đọc báo giấy, mà mỗi lần mua là phải đạp xe rất xa.

Hôm đó, khi hai ông cháu đang ngồi trong phòng khách xem tivi, bỗng ông khoái chí vỗ vai tôi bảo: “Ông cứ luôn cho rằng mình giỏi giang nên cố giấu dốt đi vì ngại. Thực ra ông đã rất lạc hậu rồi. Ông phải học tập các cháu nhiều hơn. Từ nay, cháu là “thầy giáo nhí” của ông nhé!”.

Tôi vui vẻ đáp vâng. Trong lòng tôi vui lắm khi ở tuổi 80, ông nội có thể tự tin sử dụng điện thoại thông minh.

Xem thêm: Bỏ nhà chạy lũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhìn cả đồng lúa chìm trong nước lũ mênh mông, trời vẫn tiếp tục đổ mưa không ngớt, ông Tư mặt buồn rười rượi nghĩ “Mất trắng rồi còn đâu!".

Nước lũ ngập đồng làng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi nằm thấy giấc mơ ấy để tôi có thể thấu hiểu được những vất vả, hy sinh của mẹ, để tôi hiểu rằng không phải cứ làm mẹ là có thể làm gì tùy thích.

Giấc mơ giúp tôi hiểu mẹ  - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhìn khuôn mặt ngây thơ của hai đứa cháu nhỏ đang ngồi trên chiếc cao bà không kìm được nước mắt. Nước đã dâng tới ngang hông rồi, bà Hai lúc này chẳng còn một ý nghĩ nào việc chuyện chạy lũ nữa.

Bỏ nhà chạy lũ – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhiều người thẩn thơ ngồi đổ lỗi cho người này người kia, đổ lỗi cho số phận nhưng không biết rằng, trong nỗi đau của đời mình thì bản thân là kẻ cạn dự nhiều nhất. 

Cổ nhân nói: Muốn đời hết khổ hãy đoạn tuyệt 3 thói quen này
0 Bình luận

Sống ở đời học được chữ nhẫn tức là bạn đã thành công đến 50%. Có nhẫn thì mới làm nên những điều lớn lao.

Cổ nhân nói: 'Một bát cơm không thể làm no bụng nhưng một câu tức giận đủ khiến một người tức chết'
0 Bình luận

Cổ nhân đúc kết, bạn càng khoe khoang bên ngoài bao nhiêu thì càng khiến bạn dễ chuốc lấy tai bay vạ gió bấy nhiêu.

Cổ nhân nhìn người: Kẻ nông cạn thích khoe 3 thứ, người thâm sâu chẳng hé một lời
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Xúc động bức thư “Gửi lại những người đang sống” của 3 liệt sĩ

Bức thư “Gửi lại những người đang sống” là những dòng thư đầy xúc động được 3 liệt sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Rạch ròi nhà vợ nhà mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Về quê nội mấy ngày, tiêu tốn hết 5-6 triệu, chồng không tiếc thế mà sang nhà vợ lại tính toán chi li từng đồng, đã vậy còn cau có khó chịu “về gì mà về lắm thế”.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
5 tiểu tiết cổ nhân dạy giúp bạn phán đoán, ai quân tử ai tiểu nhân

Quân tử đoàn kết không cấu kết, tiểu nhân cấu kết không đoàn kết. Quân tử bất kể là ai kết giao bạn bè, họ đều đối xử và quan tâm mọi thứ như nhau. Công chính liêm trực, không kết bè phái.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

PC Right 1 GIF
Đề xuất