Cổ nhân nói: Muốn đời hết khổ hãy đoạn tuyệt 3 thói quen này
Nhiều người thẩn thơ ngồi đổ lỗi cho người này người kia, đổ lỗi cho số phận nhưng không biết rằng, trong nỗi đau của đời mình thì bản thân là kẻ cạn dự nhiều nhất.

Con người, ai cũng có cuộc sống riêng và bị tác động bởi môi trường xã hội xung quanh. Thế nhưng trong mọi sự sau khi ta trưởng thành thì ta là người can dự vào mọi thứ và ta quyết định mọi thứ. Ngay cả khi ta giao cho người khác quyết định thì cũng chính là cách ta tự quyết rồi, ta quyết bằng cách giao nhờ người khác quyết định.
Bởi thế đừng oán than đổ lỗi trách cứ cho người khác, mà hãy bình tĩnh nhìn nhận lại mọi thứ. Thế nên người xưa nói mọi đau khổ đều do ta chuốc lấy. Không muốn đau khổ, muốn cải thiện cuộc sống thì hãy từ bỏ 3 điều sau:
Bỏ đi lười nhác, giàu có tới
Điều đầu tiên sẽ thấy đó là khi ta không còn lười nhác thì mọi việc sẽ nhanh tựu thành hơn. Người chăm chỉ làm ra sản phẩm, kẻ lười nhác chỉ biết giết thời gian vô nghĩa. Do đó chăm chỉ sẽ giúp cải thiện cuộc sống, tạo giá trị vật chất, tránh làm điều vô bổ. Nhàn cư vi bất thiện là thế. Bởi thế cần chăm chỉ, bận rộn lên. Bận rộn chăm chỉ làm việc nên không có thời gian mà đau khổ, không có thời gian mà suy diễn oán trách. Vẻ đẹp của lao động rất quyến rũ. Cuộc sống rất công bằng, sẽ luôn mang lại mùa màng ngọt ngào cho những người chăm chỉ và nỗi đau nghèo khó cho những người lười biếng.
Thế nên muốn cuộc đời thoát khỏi đau khổ phải chăm chỉ trước đã, đừng há miệng chờ sung.

Đừng tự cho mình là đúng, cuộc đời sẽ thênh thang
Những ai bảo thủ luôn cho mình đúng, tự nghĩ mình luôn đúng thì sẽ tự chặn con đường của mình và trở nên ngu dốt. Ngay khi ta từ chối lời góp ý là lúc ta đã làm hẹp lối đi của mình. Những người này sẽ khiến người khác xa lánh thậm chí khi họ biết bạn sai còn không nói gì, cho bạn tự sa lầy. Trong đơi sống không ai hoàn hảo, không ai luôn là bạn, không ai mãi là thù. Thế nên người linh hoạt, người dễ dàng tiếp nhận cái mới, người hoạt bát, cởi mở, lắng nghe, mở lòng chấp nhận sự khác biệt sẽ là người dễ dàng thành công hơn.
Đừng bao giờ đóng chặt tư duy bởi luôn cho mình là đúng nữa nhé.
Đừng quá để tâm lời thiên hạ, bạn sẽ nhẹ lòng
Thiên hạ nói thiên hạ nghe, nếu bạn nghe nhiều bạn sẽ biến thành thiên hạ và mất chính mình. Bởi thế bạn cần có tư duy riêng,và chấp nhận không ai vừa lòng cả thiên hạ. Hãy chọn con đường của mình và kiên định, ngay kể cả lòng tốt cũng chọn cách của mình. Để tâm tới lời thiên hạ tức là tự cho thiên hạ cái quyền phán xét và làm khổ mình. Nếu bạn có chính kiến, không sợ dè bỉu không sợ đàm tiếu, không a dua ba phải, bạn kiên định mới chính mình, bạn sẽ không bao giờ khổ vì thiên hạ. Người ta nói không ai có thể làm tổn thương ta nếu ta không cho phép là vì thế.
Thiên hạ nói gì không quan trọng bằng việc tâm bạn nghĩ gì, xác định gì. Do đó đừng xoay chuyển đời mình vì lời thiên hạ, bởi thiên hạ có biết bao nhiêu kiểu nói? Do đó cần là chính mình trước đã thì bạn mới có thể vượt qua ải đau thương.
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "con gái rượu" mà không nói "con trai rượu"?
Đọc thêm
“Tháng 7 ong, tháng 8 rắn, tháng 9 không nên quấy rầy lươn” dùng để mô tả tập tính của một số loài sinh vật theo mùa. Vậy tại sao con người nên tránh xung đột với chúng?
Người xưa dặn hậu nhân, khi chọn tặng quà phải cân nhắc một số điều cấm kỵ, tránh vô tình làm mất lòng người khác.
Ngày nay nhiều người vẫn dùng câu nói "gái lùi hai trai lùi một", thế nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.