Bỏ nhà chạy lũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Nhìn khuôn mặt ngây thơ của hai đứa cháu nhỏ đang ngồi trên chiếc cao bà không kìm được nước mắt. Nước đã dâng tới ngang hông rồi, bà Hai lúc này chẳng còn một ý nghĩ nào việc chuyện chạy lũ nữa.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vợ chồng con gái Út bà Hai đều làm thợ hồ. Ban đầu hai vợ chồng nhận làm ở quê để gần con, nhưng sau thấy không ổn vì công thợ ở quê không cao, lại thêm mùa mưa dài không có việc, nên chỉ còn đường khăn gói vào phố kiếm việc. Mấy năm trước chỉ có chồng đi, đến chỗ chạp, tết nhứt thì lại về. Lây lất mấy năm, thằng lớn lên lớp 1, cu nhỏ đi mẫu giáo, vợ chồng yên tâm giao đứt con cho bài Hai rồi dắt díu nhau lên thành phố làm.

Bà Hai năm nay đã 80 tuổi nhưng tay chân vẫn nhanh nhặn lắm. Bà một thời “nuôi đủ… chín con với một chồng” theo đúng nghĩa đen, cứ nghĩ về già sẽ được thảnh hơi, nào ngờ giờ còn phải lo rửa đít cho cháu. Phụ nữ như bà thật khổ, hết con rồi đến cháu. Dù mệt nhưng bà Hai vẫn vui vẻ nhận “công tác”. Bà bảo con bé Út khổ, lớn tuổi mới lấy chồng sinh con, vợ chồng trắng tay vay mượn cất nhà, mình không có tiền cho con thì lấy công để con trả nợ.

Nhà bà Hai ở bên này mương lớn, vùng đó gần sông nhưng cao ráo. Nói là nhà nhưng con cái ra ở riêng cả rồi, sau nhiều lần bão lụt xập xệ, bà Hai quyết định tháo dỡ hết, giao đất lại cho vợ chồng thằng cả mở quán xá làm ăn. Bà chỉ giữ đúng một gian đủ cho hai vợ chồng già ở, bít trước bít sau, chật cứng như cái lô cốt. 

Hôm bà đem hai thằng cháu hiếu động về, tụi nó khóc la oai oải: “Nhà ngoại chật quá, hôi quá! Con không ở đâu!”. Thậm chí, thằng nhỏ còn nín ỉa chứ không chịu chui vào nhà vệ sinh nhỏ như chỗ cóc ngồi. Hết cách bà đành bàn với ông Hai: “Trẻ con quen nhà, với nhà tụi nó rộng, tiện nghi ở bên đó cũng thuận tiện đưa đón chúng đi học. Nhà trên này ông coi, cơm canh tui nhờ con dâu nấu giùm rồi, tới bữa ông sang ăn rồi về nhà xem tivi. Ông chịu khó...”. 

Ông Hai nghe xong thì không ý kiến chuyện ở nhà một mình, chỉ lo lắng: “Tôi ở một mình chẳng việc gì, nhưng tui không yên tâm bà với hai đứa nhỏ”.

“Về chuyện gì?”

“Nhà nó rộng đẹp nhưng vùng ấy sát sông Lớn, đang mùa mưa, thủy điện xả nước liên tục lỡ lũ về bà lạ đất, lạ cái biết đâu mà chạy”

“Tui cũng lo, nhưng nhà chật quá hai đứa nhỏ không ở được. Mà ông yên tâm, ông bà nội chúng ở ngay cạnh, họ dân vùng sông nước, bơi lội như rái lo gì…”. Ngừng một lúc rồi bà Hai nói tiếp: “Mà giả như lũ có về thiệt, người ta có bỏ mình chứ cháu họ không bỏ được đâu. Mà tui từng tuổi này rồi, sợ gì lũ với lụt”.

Thấy vợ nói vậy dù trong lòng lo lắng nhưng ông Hai vẫn đồng ý để vợ dẫn cháu về nhà con gái Út ở. Về nơi ở mới được chừng hai tháng thì trời mưa xối xả. “Tính ra lũ năm nay về muộn”, bà Hai nghĩ bụng nhìn. Nhà bên mé bồi của sông, mùa nắng tha hồ ăn dưa gặm bắp,nhưng mùa mưa thì cứ thấp thỏm. Chỉ cần mưa lớn mấy hôm là nước xăm xắp ngoài ngõ rồi. 

Hai đêm mưa to là hai đêm bà Hai không ngủ được, cứ nằm một lát lại ngồi dậy ra xem nước dâng thế nào, bà sợ lỡ ngủ quên nước tràn lên không kịp trở tay. Mưa ngót, bà thở phào, thầm nghĩ: “Ổn rồi, mọi chuyện có vẻ ổn hơn so với mình nghĩ”. Mưa nặng hạt hai ngày nhưng nước vẫn còn ở mé ngoài sân.

Ông Hai ở chỗ cao, thấy mưa dài ngày lo lắng gọi điện hỏi thăm. Bà Hai cười nói nhà không sao, nước mới chỉ lấp ló ngoài sân thôi. Xung quanh nhiều người đã lo chạy lũ nhưng bà cháu vẫn khô rang, bà cười hi hi trong điện thoại.

bo-nha-chay-lu-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Nhưng bà Hai lạc quan sớm rồi, khô sao được mà khô. Xong đợt mưa hai ngày thì tới đợt mưa bốn ngày, mưa chằng chịt, tới tấp không điểm dừng. Nước lên nhanh, nước mưa hòa với nước xả lũ, lênh láng khắp nơi. Rồi nước vô sân, nước lên cấp thứ nhất, nước bò qua nấc thứ hai, lấp ló chuẩn bị vô nhà.

Tối hôm đó, khoảng chừng một giờ, trong lúc hai anh em lăn ra ngủ thì bà Hai hốt hoảng gọi hai cháu dậy: “Dậy mau, nước vô nhà rồi!”. Lúc chiều thấy nước dâng bà đã một mình thu dọn tất cả đồ đạc bỏ lên cao, lúa gạo cũng được bà chất lên trên cả. Giờ chỉ cần gọi hai đứa nhỏ dậy rồi bà cháu yên tâm bỏ nhà chạy lũ.

Nhưng không kịp rồi, nước lên nhanh quá. Mới ở dưới mắt cá mà chớp mắt một cái đã tới đầu gối rồi tới hông. Phải chạy lũ thôi, chạy mau! Nhưng chạy đi đâu bây giờ? Bà Hai bật đèn pin nhìn xung quanh mênh mông là nước, mấy nhà xung quanh cũng sóng nước dập dềnh. Xung quanh ngập sớm nên người ta tìm đường chạy hết, mấy bà cháu nhìn nước lấp ló ngoài hiên nên chủ quan, giờ chỉ biết ôm nhau chờ chết chứ biết chạy đi đâu bây giờ.

Bà ngồi ôm hai đứa cháu, những giọt nước mắt sợ hãi, hối hận cứ vậy rơi xuống. Một đời bà sống ở miền Trung, cái rốn của lũ nên không lạ gì với những lần ôm con chạy lũ. Tuổi già lẩm cẩm bà lại chủ quan, cứ yên chí đường đi nước bước như những lần chạy lũ trước là vai trái mang cái giỏ bỏ ít đồ khô, con lớn đu bên vai phải, con út thì ngồi trên cổ và hai tay dắt chị Hai, anh Ba, anh Bốn. Mấy mẹ con cứ thế lò dò từng bước đến nơi an toàn. Những đến những mùa lũ cũ, rồi nhìn cảnh mắc kẹt của mấy bà cháu bây giờ, bà Hai rối bời tan nát.

Ẵm hai đứa nhỏ bỏ lên ghế cao kê trên giường, nhìn xuống nước lũ đã dâng đến ngang hông, bà Hai không còn một ý nghĩ nào về việc chạy lũ nữa. Nhìn khuôn mặt ngây thơ của hai cháu bà lại rơi nước mắt. Trong lúc đang tuyệt vọng thì bà nghe tiếng hớt hãi trước cửa vang lên: “Bà ngoại ơi, ẵm hai cháu ra đây mau!”.

Nghe tiếng gọi, bà Hai mừng rỡ ló đầu nhìn ra cửa. “Được cứu rồi, được sống rồi”, bà cuống quýt reo to. Là chiếc thuyền của anh thanh niên xóm trên. Sau khi giúp bà cháu ngồi yên trên thuyền thì anh kể: “Con mới đưa ông bà nội hai thằng nhóc này lên đường lộ rồi. Vừa tới là ổng bả hối con đi chở ngoại với hai cháu nè. Mới về ở được mấy ngày lại gặp lũ to, chắc ngoại lo lắm hả?”

“Ừ, ngoại lo mình ít nhưng lo hai ông tướng này mới nhiều, sợ có chuyện gì ba mẹ nó về cạo đầu bà mất”, bà Hai cười nói.

Chèo một lúc thì thuyền dừng lại cho ba bà cháu bước lên đường lớn. Trước khi quay thuyền rời đi, anh thanh niên đưa bà Hai túi bánh và mấy gói mì tôm, dặn vào nhà ai đó xin nước nóng ăn đỡ đói trong lúc chờ nước rút. Nhìn cái cách cậu thanh niên ân cần nở nụ cười trong mưa lũ, dù mình mẩy ướt mưa lạnh buốt nhưng bà thấy ấm áp lạ thường.

Xem thêm: Ấm lòng những câu chuyện tình người trong bão lũ: Miền Bắc gọi, cả nước đáp lời!

Đọc thêm

Vừa qua, hoa hậu Phương Lê và ca sĩ Phí Phương Anh đã có hành động đẹp khi quyên góp hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của bão Yagi.

Hoa hậu Phương Lê và ca sĩ Phí Phương Anh mạnh tay quyên góp cho bà con vùng bão
0 Bình luận

Ngày 6/9, Quỹ từ thiện Next-G nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi cha có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, cam kết hỗ trợ học phí cho các em đến khi tròn 18 tuổi và quyết định đồng hành lâu dài với các em trong hành trình học tập.

Quỹ từ thiện Next-G: Nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội
0 Bình luận

Suốt 2 năm qua, dù việc học bận rộn, nữ sinh Vũ Anh Nguyên vẫn miệt mài làm việc tử tế, nấu cơm từ thiện giúp người khốn khó.

Nữ sinh miền Tây miệt mài làm việc tử tế, nấu cơm từ thiện giúp người khốn khó
0 Bình luận

Tin liên quan

Không chỉ ủng hộ bằng hiện kim, nhiều sao Việt, KOC, KOL, Tiktoker, Youtuber... đã thức xuyên đêm tìm kiếm nguồn cung cấp áo phao, nhu yếu phẩm để kịp thời hỗ trợ bà con vùng bão lũ miền Bắc.

Tinh thần người Việt, chung tay hỗ trợ bà con vùng lũ phía bắc: Team Quang Linh Vlogs gửi 300 triệu, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà gửi 100 triệu
0 Bình luận

Những ngày này, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng cũng quyên góp, ai ai cũng muốn chung tay chia sẻ, từ miếng cơm, tấm áo, chai nước, lọ dầu đến những vật dụng cần thiết nhất như thuyền xuồng, áo phao,...để giúp người vùng lũ vượt qua cơn hoạn nạn.

Ấm lòng những câu chuyện tình người trong bão lũ: Miền Bắc gọi, cả nước đáp lời!
0 Bình luận

Trước giờ toàn “con làm cái mang” giờ đến nhà chị thì lại “cái làm con mang”. Nghĩ đến công lức làm lụng bao lâu giờ đổ sông đổ biển hết, chị lại chảy nước mắt.

Cái dại con mang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất