Vợ tôi đâu rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi mẹ mất, nhìn ba cứ nhớ nhớ quên quên, đi đâu cũng hỏi "Vợ tôi đâu rồi?" mà tôi đau lòng quá. Hóa ra trong đời, công danh sự nghiệp, tiền bạc tình ái… rồi cũng chỉ là phù du, duy chỉ có sự yêu thương trọn vẹn với người bạn đời đã từng kề vai sát cánh mới là mãi mãi.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhận được điện thoại em gái ở quê, tôi lặng người. Lẽ ra khi nghe em gái nói ba tỉnh táo trở lại tôi phải vui mừng, nhưng không hiểu sao lòng tôi thấy nặng nề quá.

Ba tôi năm nay đã gần 80 tuổi. Năm ngoái mẹ tôi bị cảm rồi ra đi đột ngột, khiến cả nhà ai cũng sốc. Riêng với ba tôi, sự ra đi của mẹ như cú quật ngang, khiến ông rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên. Ngày nào ông cũng đi tìm mẹ, gặp người nào cũng hỏi: “Vợ tôi đâu rồi?”.

Hồi mẹ tôi còn sống, ba mẹ thường hay khắc khẩu với nhau. Những năm tháng về già, mẹ trở nên khó tính hơn, ba tôi lại hay quên những thứ vụn vặt, nên cả hai không ngày nào không có tiếng tranh cãi. Những câu chuyện thường nhật rất ít khi ba mẹ tôi có thể nói trọn vẹn với nhau, lần nào cuộc trò chuyện cũng kết thúc bằng những rộn rã của sự bất đồng. Nhiều khi ba mẹ tôi còn giận dỗi nhau hệt như trẻ con, lúc ấy mấy anh em tôi lại phải đứng ra “giảng hòa”.

Vậy mà khi mẹ đột ngột rời đi, ba lại chẳng thể vực dậy sau cú sốc. Ba cứ đi tới nhà này, nhà kia, những nơi mà mẹ hay ghé đến lúc còn sống. Tới đâu, câu hỏi nhói lòng của ba cũng lặp lại: “Có vợ tôi ở đây không? Vợ tôi đi đâu rồi?”.

Ba quên mọi thứ, ký ức của ông dường như chỉ còn mỗi hình bóng của mẹ, những chuyện liên quan đến mẹ. Ba quên cả con trai, con gái, vậy mà chuyện mẹ thích ăn gì, mẹ hay nhắc đến ai,… ba đều nhớ hết.

Em gái tôi từng òa khóc nức nở khi bỗng dưng ba loẹt quẹt lại gần, hỏi em: “Trời ơi, sao cô giống vợ tôi dữ vậy? Cô có biết bà ấy đi đâu rồi không?”.

Vo-toi-dau-roi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Em nghe vậy thì kêu lên nức nở: “Con đây mà ba. Còn là con gái của ba mà. Ba sao vậy ạ?”. Thế nhưng ba chẳng để tâm đến lời nói của em, đôi mắt ba trở nên khờ dại, nhìn vào khoảng không vô định. Giây phút đó tôi mới hiểu ra tình cảm của ba dành cho mẹ sâu sắc đến nhường nào. Khắc khẩu không phải là họ bớt yêu thương nhau, mà đó là cách họ chung sống với nhau.

Những ngày sau đó, ba đi tìm mẹ thường xuyên hơn. Sợ ba đi lạc, anh em chúng tôi bèn kẹp vào áo ba tờ giấy ghi vài dòng thông tin liên lạc để có gì còn có người báo giúp. Vậy mà đến một ngày chẳng hiểu sao ba đi lạc tận nhà cũ của ngoại. Ngôi nhà trước đây ngoại tôi ở, rồi sau bán đi để về quê sống. Nhà cũ của ngoại cách nhà tôi tới 9-10km. Khi có người báo giúp, anh em tôi hớt hải chạy tới tìm ba thì thấy ông đang đứng trước cổng nhà, lẩm bẩm: “Sao kỳ vậy, đúng nhà vợ tôi đây mà!”.

Chúng tôi làm đủ mọi cách, đưa ba đến gặp rất nhiều bác sĩ, nhưng ba vẫn không thể nào bớt lẫn. Nói đúng hơn, trong trí nhớ của ba bây giờ điều duy nhất còn chứa đựng lại là mẹ và những điều liên quan tới mẹ. Mỗi khi tôi về nhà, ông đều hỏi: "Anh tới tìm ai?". Cô em gái được ba cưng chiều, yêu thương đến vậy, nhưng ngày nào thấy em, ba cũng hỏi lặp đi lặp lại: "Sao cô giống vợ tôi vậy?".

Em gái gọi điện cho tôi nói, những ngày gần đây ba đột nhiên tỉnh táo lại, khiến em sợ ba giống như mẹ, sắp rời bỏ anh em mình. Ba như từ ký ức với riêng mẹ trở lại cuộc sống hiện tại cùng các con. Ba chấp nhận sự ra đi của mẹ trong im lặng và bình thản, rồi ba hỏi han em việc này việc khác trong nhà, xong ba lại nói muốn ăn bữa cơm gia đình đầy đủ.

Việc ba tỉnh táo trở lại sau gần một năm trời nhớ nhớ quên quên khiến chúng tôi phát hoảng. Ba lúc này hệt như ngọn đèn dầu sắp cạn. Nhìn ba, tôi không kìm được nước mắt. Hóa ra trong đời, công danh sự nghiệp, tiền bạc tình ái… rồi cũng chỉ là phù du, duy chỉ có sự yêu thương trọn vẹn với người bạn đời đã từng kề vai sát cánh mới là mãi mãi.

Sưu tầm

Xem thêm: Cậu học trò không bao giờ làm bài – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Sài Gòn đâu thiếu món ăn ngon, nhưng tuần nào tôi cũng ăn vài ba bữa cơm độn khoai. Hổng biết sao tôi cũng y như má, mỗi lần cắn củ khoai trong nồi cơm là mỗi lần rớt nước mắt. 

Cơm độn khoai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn cậu bé sáng sủa, đẹp trai ấy chẳng ai có thể nghĩ rằng cậu ấy chỉ mang trí não của đứa bé 5 tuổi và không bao giờ làm bài được trên lớp.

Cậu học trò không bao giờ làm bài – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Hai vợ chồng đi xin việc cho con, đến gặp lão bạn chồng đưa phong bì thấy lão cầm ngay, tôi nghĩ bạn bè chiến hữu cũng chỉ tới vậy mà thôi. Cho đến khi lão đến nhà... tôi mới nhận ra, mình đã quá nông cạn.

Xin việc cho con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Loài cây mà người xưa nhắc tới là cây đèn lồng, còn được gọi là hoa chuông. Cây đèn lồng nở hoa quanh năm mang lại không khí tươi vui.

Người xưa nói: Trồng cây này trước nhà như giăng đèn kết hoa 300 ngày, gia đình giàu có, con cái vinh hiển
0 Bình luận

Sau khi cha mẹ qua đời, mối quan hệ của anh em trong một nhà sẽ có sự thay đổi.

Người xưa nói 'khi cha mẹ còn sống anh em là một gia đình': Nhưng vế sai mới thật đau lòng
0 Bình luận

Nhìn khung cảnh gia đình vợ sum họp trong ngày gia đình hắn bỗng sững người nhận ra đã lâu bản thân chưa về nhà thăm bố mẹ hắn ở quê… Rồi hắn khóc, khóc nức nở như đứa trẻ không nhà.

Ngày gia đình – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 phút trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đề xuất