Xin việc cho con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai vợ chồng đi xin việc cho con, đến gặp lão bạn chồng đưa phong bì thấy lão cầm ngay, tôi nghĩ bạn bè chiến hữu cũng chỉ tới vậy mà thôi. Cho đến khi lão đến nhà... tôi mới nhận ra, mình đã quá nông cạn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hai lão ấy là đồng môn, học hết phổ thông thì cùng đi bộ đội, lại ở cùng một đơn vị thế là vào sinh ra tử có nhau. Hết chiến tranh, cả hai cùng về theo nghiệp bút nghiên.

Tuy cùng một điểm xuất phát, nhưng một lão thì thành đạt, làm quan to đứng đầu một Sở. Còn lão kia là chồng tôi thì chỉ là một công chức làng nhàng ở một cơ quan khác.

Một hôm vợ chồng tôi quyết định đến chỗ làm việc của bạn chồng tôi để xin việc cho con trai. Nó là đứa con duy nhất của chúng tôi, vừa mới tốt nghiệp đại học xong. Mặc dù chồng tôi bảo không cần quà cáp gì đâu cho khách sáo, nhưng tôi không nghe, vẫn thủ sẵn một phong bì nhét gần như toàn bộ tháng lương của ông ấy.

Lúc tới cơ quan, bạn của lão chồng tôi tiếp đón nồng nhiệt lắm. Khi tôi đưa phong bì thì lão cũng vui vẻ nhận lấy, cho ngay vào ngăn bàn, hứa sẽ giúp vợ chồng tôi hết khả năng.

Về tới nhà, tôi nói với chồng: “Anh thấy chưa, làm quan thì ai chẳng nhận hối lộ, làm gì có tình bạn chiến hữu thiêng liêng như anh tưởng. Các cụ bảo cấm có sai, trên đời làm gì có mèo chê mỡ”.

Chồng tôi ngồi trầm ngâm, mặt buồn buồn đáp: “Thì cũng là tình trạng chung của xã hội hiện nay thôi mà. Anh nghĩ nếu nhận giúp người khác thì cái giá có khi lên tới vài ba trăm triệu, mình là chỗ bạn bè, đồng đội, đến xin việc cho con đưa cái phong bì có mấy triệu bạc, nó nhận giúp là may lắm rồi. Hơn nữa cũng là mình tự đưa phong bì chứ nó có xin đâu. Thôi, thế là quý lắm rồi, chứ nó từ chối thì mình cũng chẳng có lý do gì để trách móc được”.

Xin-viec-cho-con-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Sau đó ít hôm, lão bạn chồng tôi ghé nhà chơi sau khi tan việc ở cơ quan. Thấy lão xuất hiện, tôi nghĩ bụng: “Kiểu này không ổn rồi, chắc tại cái phong bì của mình mẹ quá nên người ta từ chối hay đến tìm cớ để đòi thêm chăng?”.

Sau một hồi trò chuyện, lão bạn chồng tôi lấy từ trong túi áo ra một chiếc phong bì, nói: “Việc của cháu xong rồi, tuần sau vợ chồng bạn nói cháu tới cơ quan làm việc. Lúc nào cháu nó đến thì bảo ghé chỗ tôi, rồi tôi dẫn sang chỗ làm việc để giới thiệu với mọi người luôn. Với cả hôm nay mình mang trả lại chiếc phong bì cho vợ chồng bạn, vẫn còn nguyên niêm phong đấy nhé, mình chưa bóc ra đâu, sợ bóc ra vợ chồng lại nghĩ mình chê ít nên không nhận. Hôm đó mình nhận là để vợ chồng bạn yên tâm, khỏi chạy nhờ thêm ai khác cho mệt người”.

Vợ chồng tôi giữ lại ăn cơm, lão vui vẻ nhận lời ngay. Bữa cơm hằng ngày cũng chẳng có gì đặc sắc mà hai lão vui vẻ lắm, cứ luôn miệng tranh nhau kể lại mấy chuyện thời còn ở chiến trường, tôi ngồi cạnh nghe mà nhiều lúc mắt cứ rưng rưng. Những chuyện này bình thường lão chồng tôi có bao giờ kể cho tôi nghe đâu.

Khi bạn ra về, lão chồng nhìn tôi, giọng vui vẻ nói: “Bà thấy chưa, không phải ai cũng xấu bụng như bà nghĩ đâu. Ông ấy là bạn học, là đồng đội chiến hữu của tôi, một thời sống chết có nhau đấy. Không có gì cao cả hơn tình đồng đội, đồng chí ngày xưa đâu, không tiền bạc nào mua được đâu!”.

Nói đến đây, lão đi ra sân đứng và cứ ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm lấp lánh mấy ánh sao như đang nung nấu một điều gì đó.

Còn tôi mọi khi chồng to tiếng (cũng chẳng mấy khi như vậy) thì tôi bao giờ cũng lu loa mắng át đi. Thế nhưng lần này, tôi chỉ biết rưng rưng im lặng cúi đầu nghe lão mắng. Giờ thì tôi hiểu rằng: “Tình đồng đội của những người lính nó thiêng liêng và trân quý biết nhường nào!”.

Sưu tầm

Xem thêm: Khổ vì vợ mê tụng kinh – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Trở về quê sau 2 năm, khi mở cổng bước vào nhà, tôi bàng hoàng khi nhìn thấy chị dâu ngồi trên xe lăn. Tôi không kìm được nước mắt, chỉ biết trách bản thân quá vô tâm, mải chuyện bên ngoài mà quên đi những người thân yêu.

Chị dâu của tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Chị Gấm đã không hiểu hết những nỗi khổ mà chồng chị phải gánh chịu từ khi chị mê tụng kinh, bái Phật. Anh Quân chồng chị, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Khổ vì vợ mê tụng kinh – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tôi đã cố gắng chịu đựng để sinh con trong nước mắt. Anh nên hiểu là, con người ta gom đủ thất vọng sẽ tự rời đi. Tôi có thể mù quáng nhất thời, chứ không mù quáng vĩnh viễn.

Gom đủ thất vọng sẽ rời đi – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Ngày trẻ, từng phải đi rửa bát thuê và dọn nhà vệ sinh kiếm sống, nhưng vị tỷ phú công nghệ này lại coi đó là bài học quý giá.

Tỷ phú công nghệ chia sẻ bài học thành công đúc kết từ những ngày còn trẻ đi rửa bát thuê
0 Bình luận

Trước khi lâm chung, vị thiền sư đã dạy cho các đệ tử của mình bài học cuối cùng, học về cách diệt cỏ cũng cũng chính là học về cách tu dưỡng nhân tâm của chính mình.

Bài học cuối cùng – Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Thay vì lấy sách vở ra ép bọn nhỏ chép bài, cô giáo trẻ đã dạy chúng bài học đầu tiên về nhận thức và cuộc đời. Dạy chúng rũ bỏ quá khứ, sống thật tốt cho hiện tại và tương lai.

Bài học đầu tiên – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất