Đừng quên, đỉnh cao của tranh luận là im lặng

Đỉnh cao của tranh luận chính là sự im lặng, bởi cãi tới cùng với những người không cùng đẳng cấp là việc vô bổ, hại thân.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đỉnh cao của tranh luận chính là im lặng

Có một hôm, một học trò của Khổng Tử đang quét dọn ngoài cổng thì có một vị khách đi tới hỏi: “Ông là ai?”

Học trò của Khổng Tử nghe vậy thì tự hào đáp: “Ta là đệ tử của Khổng tiên sinh”

Vị khách nghe vậy liền nói: “Vậy thì tốt quá, tôi có thể gặp để thỉnh giáo ông một việc được không?”

Học trò của Khổng Tử giọng vui vẻ đáp: “Được chứ”, rồi thầm nghĩ: “Không biết anh ta định hỏi gì nhỉ?”

Vị khách hỏi: “Một năm rốt cuộc có mấy mùa?”

“Câu hỏi này mà cũng cần phải hỏi sao?” – Học trò của Khổng Tử nghĩ vậy, nhưng vẫn trả lời “Có 4 mùa là xuân hạ thu đông”

Vị khách kia lắc đầu: “Không đúng, một năm chỉ có 3 mùa thôi”

“Trời ơi, sao rồi, phải là 4 mùa mới đúng” – Học trò liền nói

“Không, là 3 mùa” – Vị khách kia vẫn cương quyết.

Cuối cùng, vì tranh luận không đến kết quả nên cả hai quyết định đặt cược: Nếu là 4 mùa vị khách kia phải dập đầu 3 cái, còn nếu là 3 mùa thì học trò của Khổng Tử phải dập đầu 3 cái.

Đệ tử của Khổng Tử thầm nghĩ trong lòng, mình thắng chắc rồi nên chuẩn bị đưa vị khách đến gặp thầy. Vừa hay, lúc đó Khổng tiên sinh từ trong phòng đi ra, đệ tử liền chạy lại hỏi “Thầy ơi, một năm có mấy mùa ạ?”

Khổng Tử liền nhìn vị khách, nói: “Một năm có 3 mùa”

Câu trả lời của thầy khiến người học trò giật mình suýt ngã nhưng không dám lập tức chất vấn thầy. Vị khách nghe vậy thì lập tức đòi đối phương phải thực hiện lời hứa khi nãy, liên tục hô to “Dập đầu, dập đầu”. Không còn cách nào khác, học trò của Khổng Tử bèn làm theo lời hứa.

Dung-quen-dinh-cao-cua-tranh-luan-la-im-lang-1

Cho đến khi người đó đi rồi, đệ tử mới vội vã chạy đến hỏi thầy: “Thầy ơi, một năm rõ là 4 mùa sao thầy lại nói 3 mùa vậy?”

Khổng Tử cười đáp: “Con không quan sát người vừa nãy toàn thân là một màu xanh à? Anh ta thật ra là một con châu chấu. Châu chấu sinh vào mùa xuân và đến mùa thu là chết, trước giờ anh ta chưa bao giờ thấy được mùa đông. Con nói một năm có 3 mùa anh ta sẽ hài lòng, con nói một năm có 4 mùa hai bên sẽ cãi nhau đến tối cũng chẳng xong. Con chịu thua thiệt một chút, dập đầu cái không có vấn đề gì cả”.

Ở đời, chúng ta gặp gỡ rất nhiều loại người, trong đó có những người có quan niệm sống, lối suy nghĩ và cách hành xử vô cùng ngang trái. Trong bất kỳ vấn đề nào, họ cũng phải thể hiện bản thân là “chuyên gia” và khoe khoang sự hiểu biết ít ỏi của mình. Dù có là bạn bè, người thân đi nữa thì những người đó cũng chỉ biết khăng khăng tự cho bản thân là đúng, không biết tiếp thu ý kiến của người khác chỉ làm cho những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Để đối phó với những người như vậy, nên nhớ rằng đỉnh cao của tranh luận chính là im lặng và cho qua.

Những người có lòng bao dung không bao giờ sống trong mắt người khác

Trong Trang Tử có một câu chuyện xưa như thế này:

Có một người tên là Sĩ Khởi Thành, người này nghe rất nhiều lời mọi người tán dương Lão Tử vì thế bèn trèo đèo, lội suối, vượt ngàn dặm xa xôi để đến viếng thăm Lão Tử. Nhìn thấy Lão Tử có vẻ ngoài giản dị, lại sống một mình ở nơi bình thường hắn ta liền tức giận nói: “Người khác nói người là thánh nhân, nhưng ta thấy người chẳng khác gì con chuột”

Lão Tử nghe vậy có chút tức giận trong lòng, nhưng giọng điệu vẫn điềm đạm như nước hỏi hắn: “Tại sao người lại cho là như thế?”

Sĩ Thành Khởi nói: “Nhìn nhà cửa của người, bùn đất trong ổ chuột trộn lẫn với thức ăn và trái cây thừa, những thứ này đều bị vứt ở một bên, tích lũy lương thực nhiều như vậy như lại không bảo quản tốt, như thế này là làm giàu bất nhân, không tiết kiệm”.

Lão Tử nghe vậy nhìn hắn một cái rồi lại cúi đầu tiếp tục đọc sách, hoàn toàn mặc kệ hắn.

Dung-quen-dinh-cao-cua-tranh-luan-la-im-lang-2

Ngày thứ hai, Sĩ Thành Khởi cảm thấy bản thân hơi quá đáng, lại đến nhà Lão Tử để xin lỗi. Lão Tử cười, gật gật đầu, rồi nói: “Người khác nói ta tràn đầy trí tuệ thánh nhân nhưng nội tâm của ta lại không có liên quan đến những danh phận nào. Ngươi mắng ta là heo, chó, chuột cũng không sao, ta vẫn cứ là ta, ngươi nói những gì ngươi nghĩ nhưng điều đó cũng không thể ảnh hưởng đến ta, cũng không thể thay đổi được ta.

Sự khoan dung của Lão Tử khiến cho Sĩ Thành Khởi cảm thấy hổ thẹn.

Ở đời, phàm những người mà người khác nói vài câu đã vội vàng nhảy dựng lên, muốn tranh luận với người khác thì đa phần đều chưa chắc đã thắng bởi đỉnh cao của tranh luận chính là biết lúc nào cần nói, lúc nào không. Người thắng thật sự là người sống trong trái tim của chính mình, tự lo cho bản thân và làm những việc của riêng mình.

Xem thêm: "Câu chuyện cuộc đời" - Một bài học về con người và cuộc đời

Đọc thêm

“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói nước là thiện nhất, các bậc trí giả từ xưa đến nay đều tựa như nước, nhu hòa khóe léo, bao dung vạn vật.

“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói bậc trí giả đều tựa như nước
0 Bình luận

Thời phong kiến, khi vua chúa tin lời gian thần, chèn ép nhân tài họ buộc phải rời đi, dẫn đến triều đại suy vong. Chuyện của lão tướng "bị phụ bạc" Lê Bá Ly là một ví dụ điển hình.

Chuyện lão tướng trọng thần Lê Bá Ly bị 'phụ bạc'
0 Bình luận

Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Cùng chiêm nghiệm 10 bí quyết "dưỡng tâm" mà Lão Tử truyền dạy cho hậu thế, vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

10 bí quyết dưỡng tâm mà Lão Tử truyền lại cho hậu thế, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo người xưa, có 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không nhất định phải tuân theo, 3 con đường không nên đi, hiểu được con người sẽ có cuộc sống tốt.

Cổ nhân dạy: 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không tùy tiện, 3 con đường không đi
0 Bình luận

Midu được anh chị em nghệ sĩ nhận xét là mỹ nhân đa tài, giỏi kinh doanh. Ở độ tuổi 30, cô nàng đã sở hữu khối tài sản 'không phải dạng vừa' cùng phát ngôn đậm chất độc lập, tự chủ: 'Tôi dùng thanh xuân để kiếm tiền mua nhà đất chứ không kiếm chồng'.

Midu - mỹ nhân không tuổi, đa tài: 'Tôi dùng thanh xuân kiếm tiền mua nhà đất chứ không kiếm chồng'
0 Bình luận

Rất nhiều người không nghĩ việc ăn lẩu với thời gian quá lâu, đun nấu liên tục ở nhiệt độ cao, ăn đồ cay nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

'Giật mình' tác hại không tưởng của việc ngồi ăn lẩu quá 2 tiếng
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất