“Câu chuyện cuộc đời” – Một bài học về con người và về cuộc đời

“Câu chuyện cuộc đời” chỉ có vậy nhưng nó đối với tôi là một bài học lớn về con người và về cuộc đời, mà tôi không thể nào quên.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Câu chuyện cuộc đời”

Năm nay, tôi đã gần 70 tuổi. Đó là cái tuổi mà con cháu có thể chúc thọ được rồi. Sống ngần ấy năm, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện cuộc đời, nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Và tôi viết câu chuyện này gửi các anh, các chị để kể lại chuyện mà tôi là một trong những người liên quan. Hy vọng, câu chuyện của tôi sẽ giúp bạn hiểu ra một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm chúng tôi đi tập quân sự, duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S (tôi xin được giấu tên), quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để tôi mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn thấy S đang nằm quay mặt vào tường và tôi nghĩ rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.

Cau-chuyen-cuoc-doi-Mot-bai-hoc-ve-con-nguoi-va-ve-cuoc-doi-3

Nhưng tôi đâu thể nói khi không có bằng chứng, thế là tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét bất thành. Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin rằng S đã giả ốm để ở nhà lấy cắp chỉ vàng.

Đi hỏi bảo vệ thì chúng tôi được biết rằng, buổi sáng khi chúng tôi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng 1 giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp vàng, nhưng chúng tôi và cả nhà trường đều tiến hành nhiều cuộc chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.

Một tuần sau đó, chúng tôi phát hiện ra S mang một bao tải mì sợ ra ga tàu để về quê. Chúng tôi thấy vậy thì túm lại hỏi S lấy số tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì, chỉ ôm mặt khóc to. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của cậu rất khá với lý do là “Có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình”. Còn chúng tôi thì vẫn hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công tác.

S lúc đó không chỉ không nhận bằng, không được phân công tác mà nhà trường còn gửi cả công văn về địa phương nơi S sinh sống, đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Chỉ khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cả và tiến bộ thì nhà trường mới xem xét cho S tốt nghiệp.

Thời gian cứ vậy trôi đi, một số bạn học cùng chúng tôi giữ liên lạc với nhau, duy chỉ có S là không ai biết rõ hiện giờ cậu ta làm gì và ở đâu. Nhà trường cũng cho biết, S đã không quay lại trường để xin cấp bằng tốt nghiệp và phân công tác.

Nhiều năm sau, tôi cũng chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa nữa. Trong đám bạn bè chúng tôi, có rất nhiều người thành đạt. Đặc biệt là H, người đã trở nên giàu có bằng thực lực của chính mình, được xã hội biết đến.

Vào cái hôm sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, bỗng có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là có một người nhờ chuyển giúp nhưng lại không nói ra tên của người đó. Tôi tò mò không biết ai gửi cho mình, thế là tôi mở thư ra. Lá thư chỉ có vẻn vẹn mấy dòng như thế này: “Anh P thân mến, thôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh trước đây. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính”

Đọc xong lá thư, tôi thực sự bàng hoàng, lá thư không hề ký tên và tôi không thể nhận ra được chữ viết đó là của ai. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi tiếp tục mở hộp giấy nhỏ ra và thấy bên trong có một chỉ vàng, đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu sao, lúc đó nước mắt của tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương từ tận đáy lòng. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất lớp, bố S mất sớm nên một mình mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh em ăn học. Chắc vì thế, mà trong một phút không làm chủ được mình S đã trở thành kẻ ăn cắp. Nếu như lúc đó, chúng tôi có được tấm lòng bao dung hơn, có được sự xót thương và thông cảm thì đã không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn mất ngủ. Đêm nào nỗi ân hận cũng xâm chiếm lòng tôi, ngày qua ngày tôi đều trông đợi S đến tìm mình, tôi sẽ nói với S tôi tha thứ tất cả và tôi cũng sẽ xin lỗi cậu ấy vì lòng tôi khi ấy thiếu sự thông cảm và vị tha cần có.

Một buổi sáng, tiếng chuông cửa cất lên. Tôi vội chạy ra mở cửa, nhưng người xuất hiện trước mặt tôi là H không phải là S. Tôi reo lên “Ôi, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này?”

Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà nói ngay: “Cách đây mấy hôm mình mới nhận được một lá thư của S. Cậu biết gì không, S đã trả lại cho tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi”

Khi tôi vừa nói xong, bỗng S bước đến bên tôi và nói: “P ạ, cậu không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tối chính là người viết lá thư đó, tôi chính là người ăn cắp chỉ vàng của cậu trước kia”

H vừa nói xong thì ôm mặt khóc nức nở. Tôi vô cùng bàng hoàng, không tin đó là sự thật. H khóc xong thì bình tĩnh lại, kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Thì ra khi đó, vì muốn mua chiếc xe đạp nên H đã tìm cách lấy đi chỉ vàng của tôi và suốt thời gian quan H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi.

Thế rồi chúng tôi quyết định sẽ về quê S, mặc dù không biết cậu ấy còn sống ở đó hay không. Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S, thì ra sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và cả những ánh mắt khinh bỉ từ hàng xóm. Thế nên, S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi. Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường đi tìm đến nơi S đang sinh sống, ở đó S sống trong một ngôi nhà gỗ vô cùng đẹp dưới chân một dãy đồi cùng với vợ con mình. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn, trông S già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt ánh lên tia sáng của sự nhân ái, dễ gần. Khi gặp lại, cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

Cau-chuyen-cuoc-doi-Mot-bai-hoc-ve-con-nguoi-va-ve-cuoc-doi-1

Tôi và H liền quyết định ngủ lại một đêm với S, H xin S cho H kể lại sự thật cho vợ con của S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha của mình. Và H cũng muốn được tạ lỗi với vợ con S, vì những gì H đã gây ra. Nhưng S nghe vậy liền gạt đi và nói “Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ cắp cả, nên không cần đâu”.

Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S và nói: “ Mình có tội với cậu, cậu đã tha tội cho mình nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cúa nợ lớn mà đời mình đã gây ra cho cho cậu. Hãy nói cho mình biết phải trả nợ cậu như thế nào”

“Ông đã trả hết nợ rồi” – S mỉm cười nói

Khi tôi và H chưa hiểu ý thì S lại tiếp tục nói “Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của mình là ông đã trả hết nợ rồi, đừng nghĩ về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính mình nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ mình”.

Cho đến lúc đó, tôi mới thật sự hiểu hết con người S. Tôi hiểu ra rằng có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khổ và giản dị như thế.

Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của cậu ấy, chúng tôi mới biết rằng những ngày đi học, khi được nghỉ học S vẫn thường đi quay mì sợi thuê để mua mì sợ mang về nhà, giúp gia đình có bữa cơm no. Ngần ấy năm, chúng tôi đã không hiểu bạn của mình, chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin thì đã rơi vào tuyệt vọng khốn cùng, thậm chí là mất cả cuộc đời.

Câu chuyện mà tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy mà thôi. “Câu chuyện cuộc đời” chỉ có vậy nhưng nó đối với tôi là một bài học lớn về con người và về cuộc đời.

Xem thêm: Cuộc đời không thuận lợi hãy suy nghĩ 4 câu nói này của cổ nhân

Đọc thêm

Câu chuyện “Một ly sữa” là câu chuyện có thật, và cậu bé trong câu chuyện là Tiến Sĩ Howard Kelly – một nhà vật lý lỗi lạc, người đã sáng lập khoa Ung thư trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Một ly sữa – Câu chuyện nhân văn ấm áp về tình người
0 Bình luận

“Món quà của sự thành thật” là câu chuyện có thật và cho chúng ta hiểu được một điều rằng, nếu ta không thành thật, không dám chịu trách nhiệm về hành động của mình thì ta không xứng đáng có được món quà từ người khác

“Món quà của sự thành thật”– Câu chuyện có thật khiến nhiều người suy ngẫm
0 Bình luận

Câu chuyện "Phụ nữ thiện lương nhất định có số mệnh tốt" cho ta thấy một điều rằng người phụ nữ có tâm hồn lương thiện, hành thiện giúp người, sẽ mang phúc đức vô tận tới cho gia đình và con cháu hậu thế, tránh được tai ương.

Phụ nữ thiện lương nhất định có số mệnh tốt – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

“Chiếc đồng hồ cuộc lương tâm” câu chuyện tuy ngắn gọn như để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về lương tâm của một con người.

'Chiếc đồng hồ chuộc lương tâm' – Câu chuyện nhân văn khiến nhiều người suy ngẫm
0 Bình luận

Buổi chiều bên bến sông Yên, nhà ai đốt rơm đồng khói bay cay mắt, sương nhè nhẹ buông, chị kéo cái khăn trùm kín hai tai, chị chợt thấy nhớ má.

Bên bến sông Yên – Câu chuyện nhân văn giản dị về tình cảm mẹ chồng nàng dâu
0 Bình luận

Đã bao giờ ta tự hỏi, vì sao người nghèo ngày càng nghèo đi, còn kẻ giàu ngày một giàu lên? Từ câu chuyện bánh bao đổi vàng dưới đây, ta sẽ hiểu phần nào.

Câu chuyện bánh bao đổi vàng: Hé lộ nguyên do người nghèo dù cố vẫn khó đổi đời
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 20 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất