“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói bậc trí giả đều tựa như nước

“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói nước là thiện nhất, các bậc trí giả từ xưa đến nay đều tựa như nước, nhu hòa khóe léo, bao dung vạn vật.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lão Tử giảng “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu”, ý nói nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành.

Đặc tính của nước là tồn tại vì vạn vật. Vì thế, người tựa như nước sẽ không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là nhất, không khoe khoang bản thân. Bởi vì không tranh giành nên cũng không có oán hận lo âu.

thuong-thien-nhuoc-thuy-lao-Tu-noi-bac-tri-gia-deu-tua-nhu-nuoc-2

Bậc trí giả trên đời đều tựa như nước. Nước không chỗ nào không chảy đến, nuôi dưỡng vạn vật, thế nhưng nước lại hạ mình ở nơi thấp nhất. Vì thế, nước gần Đạo nhất. Từ xưa đến nay, bậc trí giả chọn nơi ở thấp nhất, tâm trí luôn trầm tĩnh mà lại thâm sâu khó dò như biển. Họ đối xử chân thành với mọi người, vị tha, không vụ lợi. Người mà nói lời sẽ giữ lấy lời, xử lý công việc một cách tinh giản và giỏi phát huy sở trường của mình. Đồng thời, họ cũng rất giỏi nắm bắt thời cơ, phát triển sự nghiệp nhưng lại đồng thời quản rất tốt việc gia đình.

Nước đơn giản là thế nhưng lại ẩn chứa rất nhiều đặc tính đáng để chúng ta học tập, suy ngẫm.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết bình tĩnh

Nước chính là nguồn gốc của vạn vật, nếu như luận công ban thưởng thì ca tụng vạn năm cũng không đủ, nếu như khoe khoang đến ngàn vạn năm cũng không hết. Với công tích vĩ đại như thế, nước thủy chung vẫn bảo trì được tâm thái bình tĩnh, không kiêu ngọa, không nóng nảy. Nước chẳng những không chảy cao mà ngược lại luôn tiến về nơi thấp nhất và ở đâu có trũng thì tụ lại. Trong hoàn cảnh như thế mà vẫn giữ được tâm trí bình tĩnh, quả thật là vô cùng hiếm có. Đó là điều mà các bậc trí giả học tập và vận dụng.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết lực ngưng tụ

Khi nước ở các nơi tụ thành suối nhỏ hay sông lớn đều hòa thành một thể, vinh nhục cùng hưởng, sinh tử gắn bó, cùng chung chí hướng tiến lên không chùn bước. Đó cũng là lý do khiến Lý Bạch từng than thở “Rút dao chém nước, nước càng chảy”.

Tận dụng lực ngưng tụ, mọi điều đều có thể hóa giải. Bậc trí giả chính là người biết sử dụng lực ngưng tụ từ mọi người để làm nên thành công lớn.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết kiên cường

Ngày qua ngày, nước nhỏ từ trên đỉnh động xuống. Cứ thế ngàn vạn lần rồi cũng có thể làm thủng tảng đá cứng. Sự kiên trì này xác thực lại khiến người ta không thể tưởng tượng được.

thuong-thien-nhuoc-thuy-lao-Tu-noi-bac-tri-gia-deu-tua-nhu-nuoc-1

Như sông Hoàng Hà quanh co chính khúc, qua bao nhiêu cách trở, bao nhiêu cám dỗ, dù cho quan ải trùng điệp, bách chuyển thiên hồi ý chí vẫn vẹn nguyên chưa từng lay chuyển. Dòng chảy vẫn cứ mạnh mẹ, hào hùng tiến về phía trước, đổ ra biển lớn. Đây chính là điều mà những bậc trí giả học hỏi ở nước, không kiêu ngạo, không nói vội, kiên trì đến cùng để đạt mục tiêu đề ra.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết bao dung

Biến lớn chứa trăm sông, dung hòa thành một thể. Bất kể là xanh đỏ, vàng trắng hay thậm chí là đen, nước đều có thể bao dung. Nước còn có lực thẩm thấu, lực tương tác, thông suốt mà chảy khắp thiên hạ, dân hiến cho vạn vật mà không cầu hồi báo. Tấm lòng quân tử từ xưa đến nay cũng đều bao dung như nước.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết linh hoạt uyển chuyển

Nước ngày đêm chảy xiết, gặp núi cao biết chuyển mình chảy qua, gặp sa mạc lại biết hóa thành hơi nước bay qua. Mùa hè là mưa, mùa đông là tuyết, khi nóng lại là khí, khi lạnh hóa thành băng. Nước gặp tròn liền tròn, nước gặp vuông liền vuông. Thuận thế mà làm, dựa theo tình hình mà biến hóa. Ấy là đặc tính linh hoạt mà ta cần phải học hỏi.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết công bằng

Người xưa có câu “Nhân nhược dĩ thủy vi xích, tiện khả tài xuất trường đoản cao đê“. Ý rằng “Con người nếu dùng nước làm thước đo, liền có thể biết rõ đúng sai tốt xấu”. Bất kể là chén vàng, đồ gỗ hay gốm sứ, nước đều đối xử như nhau, không thiên vị bên nào. Nếu một cái chén dù là vàng hay gốm sứ, nếu bị sứt mẻ do làm gian dối thì nước liền cuồn cuộn chảy ra. Phẫn nộ trước việc bất bình, lớn tiếng kháng nghị là những đặc điểm mà bậc trí giả cần học ở nước.

Thượng thiện nhược thủy: Bậc trí giả như nước phải biết trong suốt

Vì sao nước cũng có lúc đục ngầu, bốc mùi thôi thối mà ta lại bảo nước trong suốt? Kỳ thực, thứ chúng ta thấy đó không phải là nước mà là dung môi trong nước. Nguyên hình của nước là trong suốt, không màu, không mùi, dù quan sát ở góc độ nào nó cũng như nhau. Nói nước cũng là dạy người, ở đời nếu quang minh mỗi lạc, trong sáng không thẹn với lòng thì không sợ bất kỳ điều gì làm phiền nhiễu, quấy phá.

Lòng người cũng tựa như nước, nên sỡ dĩ năng lực, thiện ác của mỗi người không giống nhau chỉ là do cảnh giới khác nhau mà thôi.

Xem thêm: Cuộc đời không thuận lợi hãy suy nghĩ 4 câu nói này của cổ nhân

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Cùng chiêm nghiệm 10 bí quyết "dưỡng tâm" mà Lão Tử truyền dạy cho hậu thế, vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

10 bí quyết dưỡng tâm mà Lão Tử truyền lại cho hậu thế, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Thời phong kiến, khi vua chúa tin lời gian thần, chèn ép nhân tài họ buộc phải rời đi, dẫn đến triều đại suy vong. Chuyện của lão tướng "bị phụ bạc" Lê Bá Ly là một ví dụ điển hình.

Chuyện lão tướng trọng thần Lê Bá Ly bị 'phụ bạc'
0 Bình luận

Đừng nghĩ rằng có thể sống vui vẻ với những gì mình giành giật được, có chăng chỉ là thỏa mãn lòng hư vinh đồng thời ve vuốt cái tôi quá lớn mà thôi. Bởi vì những người ích kỷ thích giành giật, thường giết chết chính tương lai của mình.

Lão Tử dùng 12 chữ để dạy cách đối nhân xử thế: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
0 Bình luận

Tin liên quan

Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo những triết lý sâu sắc mà ông để lại khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.

Triết lý sâu sắc của Lão Tử: 'Biết người khác là thông minh, biết mình là trí tuệ đích thực'
0 Bình luận

Là một ẩn sĩ đại tài, thánh nhân ảnh hưởng lớn tới văn hóa Trung Hoa, Lão Tử dạy rằng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải có 3 thứ đại trí huệ, đó là thủ ngu, thủ tĩnh và thủ nhu.

Lão Tử từng dạy rằng, người có trí tuệ sáng suốt phải có 3 điều là thủ ngu, thủ tĩnh, thủ nhu
0 Bình luận

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.

9 điều Lão Tử dạy người đời để cuộc sống luôn suôn sẻ và thành công
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 17/06
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 16/06
Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 15/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất