Dì út của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Bố mẹ mất sớm, dì út nhận nuôi tôi từ nhỏ, mặc thiên hạ đàm tiếu hai dì cháu vẫn cứ nương tựa vào nhau mà sống, tuy cực khổ nhưng hạnh phúc vô cùng

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm tôi lên 10 tuổi, bố mẹ qua đời. Chỉ trong một đêm, tôi từ đứa trẻ hạnh phúc, vô tư trở thành đứa trẻ mồ côi, không có nơi nương tựa. Bố mẹ tôi chỉ là nông dân, nhưng luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho tôi. Họ sẵn sàng chắt chiu, dành dụm để cho tôi cuộc sống tốt nhất, được học đầy đủ. Vậy mà giờ họ đã không còn trên thế gian này nửa, phần đời còn lại của tôi biết sẽ đi về đâu…

Lo xong đám tang cho bố mẹ, dì út hỏi tôi: “Tiểu Phàm, cháu về nhà ở với dì nhé?”. Nghe xong câu này tôi sững sờ. Bởi trước đó, mọi người trong nhà bàn bạc hồi lâu, các bác, các chú chẳng ai muốn nhận nuôi tôi cả. Vậy mà dì út lại bảo tôi về nhà sống cùng.

Nhưng dì lại sắp lấy chồng, tôi lo lắng không biết chồng và gia đình chồng dì có chấp nhận tôi không? Thấy được sự băn khoăn, do dự của tôi, dì út nhẹ nhàng nói: “Dì ở đâu, con ở đó, đừng lo nhiều quá nhé!”.

Nhưng mọi việc không suôn sẻ như chúng tôi tưởng tượng. Ngày hôm đó, tôi nghe thấy dì và chồng sắp cưới to tiếng với nhau. Chú không muốn nuôi tôi vì tôi sẽ trở thành gánh nặng lớn về kinh tế với hai vợ chồng. Thậm chí, chú còn nói lời khiến dì út tôi rất tổn thương: “Nếu em kiên quyết nhận nuôi thằng bé, chúng ta sẽ hủy hôn”.

“Đó là đứa con duy nhất của chị gái em, em không thể bỏ nó được”, dì út nói. Nghe câu nói này của dì tôi vừa cảm động vừa áy náy. Tôi không muốn vì bản thân mà 'dì phải từ bỏ hạnh phúc của mình. Nhưng sau lần đó dì quyết định hủy hôn để chăm lo cho tôi thật tốt.

di-ut-cua-toi-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Dì út làm việc ở một nhà máy, công việc rất bận rộn. Thế nhưng, hôm nào dì cũng sắp xếp thời gian để đưa tôi đến trường. Cuộc sống của hai dì cháu tuy khó khăn nhưng luôn ngập tràn tiếng cười. Thương dì út nên tôi cũng tranh thủ làm việc nhà đỡ đần dì và cố gắng học giỏi để dì vui lòng. Có hôm dì đi làm về muộn, tôi đói bụng nên đã tự vào bếp làm món cơm chiên trứng. Hôm đó là lần đầu tiên trong đời tôi nấu ăn, tuy hơi mặn nhưng tôi đã ăn rất ngon miệng. Sauk hi dì trở về, thấy dĩa cơm chiên trứng tôi để phần cho dì, dì đã rất vui và xúc động: “Thật là một cậu bé hiểu chuyện, dì cảm ơn con nhiều nhé, ở với dì khiến con chịu cực khổ rồi”.

Bao năm qua dì út ở vậy nuôi tôi, không chịu kết hôn, cũng chẳng chịu quen biết hẹn hò với ai. Tôi luôn cảm thấy có lỗi với dì, thế là năm học cấp 3 tôi quyết định dọn vào KTX ở để dì có thời gian riêng cho mình. Tôi nói với dì là giờ tôi lớn rồi, tự chăm sóc cho mình được, dì hãy dành thời gian tìm hiểu ai đó rồi kết hôn. Thấy vậy, dì bảo tôi: “Dì có quan điểm riêng về cuộc sống của mình, con đừng lo lắng quá. Con cứ học hành thật giỏi là được rồi. Niềm hạnh phúc của dì chính là thấy con được vào một trường Đại học tốt, tìm được công việc tốt. Được thế là dì vui rồi!”.Tôi gật đầu, tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn nữa để nỗi vất vả của dì không trở nên vô nghĩa.

Thế là sau nhiều nỗ lực cuối cùng tôi cũng đậu vào một trường đại học danh tiếng. Ngày tôi nhập học, dù chưa bao giờ uống rượu nhưng hôm đó do vui mừng, dì đã uống rất nhiều. Trong cơn say, dì ôm tôi bật khóc: “Chị và anh rể dưới suối vàng yên tâm nhé. Tiểu Phàm đã nên người rồi, sau này em sẽ cố gắng chăm sóc con thật tốt". Nghe câu này của dì út, tôi bật khóc nức nở, trong lòng thầm hứa rằng, sau này nhất định phải báo đáp dì thật tốt, để có thể sống xứng đáng với sự hy sinh của dì.

Sau khi tốt nghiệp đại học, vì kết quả học tập tốt mà tôi được nhận vào làm tại một công ty lớn với mức lương rất khá. Những năm qua, dì út đã vì tôi mà vất vả rất nhiều. May mắn thay, bây giờ tôi đã tốt nghiệp và có khả năng kiếm sống, gánh nặng của dì đã được trút bỏ.

Những tưởng sau này dì út sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng nào ngờ một lần đang ngoài vườn rau làm cỏ, dì ngã xuống bất tỉnh. May mắn được hàng xóm phát hiện kịp thời và đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Sau khi thăm khám bác sĩ bảo dì bị ung thư vú, cần phải xạ trị, phẫu thuật. Tôi nghe tin liền quyết định trở về quê hương để có thời gian bên cạnh chăm sóc, đồng hành cùng dì.

Lúc này bên dì cũng đã có người đàn ông yêu thương, chăm sóc đó là chú Lưu. Tôi rất vui khi thấy chú tận tình đút từng thìa cháo cho dì. Tôi chủ động trò chuyện với chú Lưu, mong 2 người sớm về chung một nhà. Tôi hỗ trợ chú Lưu bày biện, chuẩn bị hoa quà cho một buổi tối lãng mạn để chú ngỏ lời với dì. Sau đó 2 người tổ chức bữa cơm thân mật mời họ hàng, bạn bè, thông báo chuyện về sống cùng nhau.

Sau này tôi lấy vợ, sinh con, dì út lại một tay chăm sóc con tôi. Gia đình chúng tôi sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Bây giờ dì út đã không còn vất vả chuyện cơm áo gạo tiền, hoàn toàn có thể thảnh thơi tuổi già, vui vầy bên con cháu.

Xem thêm: Khó sống với nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Dù đi nhiều nơi, ăn nhiều cỗ cưới, cỗ giác khắp mọi miền nhưng đối với tôi những món ăn ngoại nấu vẫn là những món ngon nhất trần đời.

Nhớ món ăn ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả
0 Bình luận

Cả đời ông tôi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu, đến khi về già cũng chọn cách hy sinh để con cái không phải lo cho mình.

Sự hy sinh của ông tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời. 

Cổ nhân nói: Sống trí huệ với những 'đại kỵ' sau để tránh sai lầm lớn trong đời
0 Bình luận

Cổ nhân dặn hậu nhân rằng, dẫu cuộc đời có nghèo khó đến đâu đi chăng nữa cũng đừng tham lam 4 loại tiền này. Khi lấy rồi thì rất khó để trả lại.

Cổ nhân dạy: 'Quân tử thích tiền nhưng phải lấy tiền có lương tâm'
0 Bình luận

Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?

Cổ nhân dạy: Sống ở đời nhất định 'không chân chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ'
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất