Sự hy sinh của ông tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cả đời ông tôi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu, đến khi về già cũng chọn cách hy sinh để con cái không phải lo cho mình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi tôi lên 1, bà nội tôi qua đời, khi ấy ông tôi 75 tuổi. Cả nhà tôi ai nấy đều lo cho ông vì nhiều lẽ. Một là ông bà tôi vốn quấn quýt nhau, nay thiếu bà ông sẽ buồn và cô đơn lắm. Hơn thế, ở quê ông chỉ còn lại một mình, ai sẽ hàng ngày chăm sóc, bầu bạn với ông?

Thế là bố mẹ tôi bàn với nhau đón ông nội lên thành phố. Hiềm nỗi nhà tôi khá nhỏ, 4 người trong gia đình ở còn thấy chật chội, giờ ông nội vốn quen không gian rộng rãi dưới quê nếu lên sống sẽ không tránh khỏi cảm giác bí bách, khó chịu. Cô tôi, em gái của bố, khi ấy vừa mới sinh con được 2 tháng, cũng đề nghị được đón ông lên phụng dưỡng nhưng ông từ chối cả hai. Với nhà tôi, ông nói là không muốn con cháu vì ông mà sống bất tiện. Còn với cô tôi, ông nói là để cô tôi tập trung chăm con nhỏ, giờ có ông lên lại vướng tay vướng chân.

Rốt cuộc ông nội vẫn ở quê một mình. Quê tôi cách thành phố không quá xa, nhưng cũng phải mất 2-3 tiếng đi ô tô nên không phải tuần nào con cháu cũng sắp xếp được thời gian về quê thăm ông được. Ông nội biết thế nên cũng không lấy làm buồn hay trách hờn gì, thậm chí ông còn dặn dò con cháu không cần về nhiều. “Tôi tự chăm lo cho mình được, anh chị không việc gì phải về nhiều, cứ tập trung làm việc, chăm con cho tốt là được”, ông nói với bố mẹ và cô tôi như thế.

Ông tôi là thế, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho người khác và không muốn phiền hà đến ai, kể cả ruột thịt của mình. Nhớ có lần, đột nhiên bố tôi nhận được điện thoại của bệnh viện báo tin ông đang chuẩn bị phẫu thuật, cần có người nhà ký giấy. Cả nhà tôi ai nấy đều sợ đến rụng rời tay chân, tưởng ông bị tai nạn cần cấp cứu gấp Nào ngờ đến nơi thì thấy ông vẫn cười tươi, nói chuyện rôm rả, Thì ra trước đó ông bị đau chân, thấy không ổn nên ông tự bắt xe lên viện tỉnh khám. Đến nơi thì bác sĩ nói ông cần thay khớp gối thế là ông nhập viện làm phẫu thuật luôn.

Bác sĩ bảo ông có một mình không thể làm phẫu thuật được, cần có người nhà ký giấy, ông tôi nghe vậy mới đành phải cho số điện thoại để bệnh viện liên lạc với bố tôi. Bố tôi vào viện liền trách ông việc lớn như thế mà cứ âm thầm làm một mình, chẳng nói gì với ai. Ông nội nghe xong thì cười bảo: “Trời, có chuyện gì đâu. Bố thấy tự mình làm được nên không muốn phiền con cháu. Chỉ là thay khớp gối thôi mà. Bố báo tin các con lại lo, rồi lại phải nghỉ làm, nghỉ học, nên thôi để tự bố làm còn hơn. Với cả không phải không nói mà là bố định sau khi chữa xong thì sẽ báo các con sau”.

su-hy-sinh-cua-ong-toi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Phẫu thuật xong, nằm viện vài hôm ông tôi lại đòi về quê, khẳng định tự mình chăm sóc bản thân được. Bố tôi biết tính ông nên chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, đồng ý để ông về quê, còn bố thì xin nghỉ làm vài hôm để về quê chăm ông đến khi ông khỏe hẳn.

Cách đây 2 tháng, trong một lần hiếm hoi ông tôi chủ động gọi điện khiến cả nhà ngạc nhiên vô cùng. Bố tôi nhấc máy trong lo lắng thì nghe ông bảo là ông tìm được một viện dưỡng lão khá phù hợp, hôm nào về bố cùng ông đi xem qua. Ông bảo là chủ động tìm trước để sau này ông yếu, không tự chăm sóc bản thân được thì vào viện dưỡng lão ở. Ông nói đã tích góp được một số tiền, đủ để ông sống trong viện đến lúc qua đời, không cần các con phải mệt nhọc góp tiền cho ông.

Trước sự kiên quyết và chủ động lo cho tuổi già của ông tôi, cả bố mẹ và cô tôi đều rất buồn và áy náy vì thấy như mình là những đứa con bất hiếu, không lo được cho người bố già. Nhưng ông nội tôi gạt đi, nói đây là lựa chọn của ông, là chính ông muốn thế. Ông không muốn trở thành gánh nặng của các con với cả ở viện dưỡng lão ông sẽ được người có chuyên môn chăm sóc, có bạn bè để bầu bạn nên tinh thần cũng vui vẻ, thoải mái hơn.

Cả đời ông tôi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu, đến khi về già cũng chọn cách hy sinh để con cái không phải lo cho mình…

Xem thêm: Được voi đòi tiên - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Một từ biết ơn làm sao đủ để nói về chị dâu tôi, người đã dành cả cuộc đời, hy sinh tuổi xuân của mình để chờ chồng, chăm sóc cha mẹ chồng và nuôi các em chồng khôn lớn trưởng thành.

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Những gì Duyên và Hải nhận lại hôm nay là ác giả ác báo, đó là những gì họ phải trả cho hành động phản bội xấu xa ngày trước.

Ác giả ác báo – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Bà Mi ngồi giữa mâm cơm đám giỗ đầy đủ con cái, dâu rể mà lòng thấy lạc lõng đến lạnh người. Ai cũng vui với hạnh phúc riêng của mình, chỉ có người mẹ già cô đơn, buồn bã.

Đám giỗ bố  - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Những người có lòng tham thì lúc nào cũng thích lợi dụng người khác. Đối với họ, tình bạn chẳng là gì cả. Vì thế cổ nhân mới dặn phải tránh bằng mọi giá.

Cổ nhân dặn: 4 loại người phải 'giữ cửa', mời vào nhà y rằng gặp họa
0 Bình luận

Sống ở đời nên nhớ, tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có.

Cổ nhân dạy: Chớ chiều lòng kẻ không biết điều, đừng rộng lượng với người vô ơn
0 Bình luận

Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".

Cổ nhân dặn: Kẻ đại trí '2 không hỏi, 3 không tranh'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 8 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất