Được voi đòi tiên - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn vợ cũ ngày càng xinh đẹp rạng ngời và bắt đầu có người đàn ông khác đón đưa anh mới nhận ra mình ngu ngốc đến mức nào, cứ được voi đòi tiên.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh nghĩ mình tìm được đúng người phụ nữ đời mình rồi. Cô ấy phóng khoáng, dễ thương lại cực kỳ vui vẻ, mọi thứ ở cô ấy đều đặc biệt. Anh đem suy nghĩ này tâm sự với người bạn thân, bị nó mắng té tát: “Thôi thôi! Đàn ông các ông cứ được voi đòi tiên. Vợ ông là tuyệt vời nhất đấy, nhờ cái giản dị, nhạt nhẽo, chắt chiu ấy mà ông mới có ngày hôm nay. Đừng phụ bạc kẻo sau này hối hận”.

Nhưng anh đâu có nghe. Sau khi ly hôn vợ để lấy tình nhân anh càng thấy rõ cô vợ mới phóng khoáng, khác hẳn cô vợ cũ của anh. Cưới nhau xong cả hai du hí từ nam tới bắc, các kiểu cách ăn chơi cái gì cô ấy cũng biết. Sống thế mới là sống chứ. Giờ anh mới cảm nhận được niềm vui tiêu tiền là gì.

Từ nghề quay bễ quai rèn, vợ chồng anh phát triển dần có một xưởng đúc và tiện to nhất nhì cái làng nghề này. Tay không lập nghiệp, đến khi có của ăn của để, trở thành ông chủ một xưởng nghề nghe qua thì dễ nhưng đó là cả một hành trình đến hơn 20 năm thăng trầm, sóng gió, là mồ hôi, nước mắt và cả máu của vợ chồng anh. Vợ cũ của anh, người đàn bà tần tảo, lúc nào cũng chu toàn, vun vén cho gia đình. Cô ấy chẳng bao giờ dám mặc quần áo màu sáng vì bụi bặm than gian, tay cũng chai sần cả vì bốc than gang và bê vác hàng cơ khí nặng.

Sau mấy tháng ăn chơi tự dưng anh thấy chán, anh bắt đầu muốn kinh doanh. Cô vợ mới nghe vậy thì quyết định mở spa và mỹ phẩm. Những thứ nhỏ nhặt đàn bà ấy không hợp với anh, kinh tế suy thoái, cạnh tranh nhiều nên doanh thu rất kém. Thế là cô vợ mới lại bàn mở một nhà trẻ tư thục. Mua nhà , mở lớp, vèo một cái mấy tỷ bạc bay mất dạng. Mấy lớp mở ra, tiền thuê giáo viên, thuê kế toán, giấy phép này kia khiến anh đau hết đầu.

Bao nhiêu thứ chỉ mình anh cặm cụi ngược xuôi, chẳng như ngày xưa cô vợ cũ dang tay chèo lái cùng anh. Đến lúc một mình bươn chải công việc mới, khó khăn chồng chất, không thu chỉ có chi ra anh mới thấy phục tài năng của người vợ cũ. Bao nhiêu cơ sở sản xuất của gia đình lao đao thiếu vốn vì kinh tế khó khăn đều một tay cô ấy chạy ngược chạy xuôi giải quyết ổn thoả. Đến khi anh đủ tỉnh táo để nhận ra công lao của người vợ cũ thì đã muộn mất rồi.

Đã có lúc anh ghét cay ghét đắng cái khuôn mặt nhạt nhẽo, chưa từng biết trang điểm của người vợ cũ. Ghét cả mái tóc tỷ năm chỉ một màu đen, ghét cả cái giọng chắc nịch tròn vành rõ tiếng… Nhưng giờ lại lại thấy nhớ những điều anh đã từng ghét ấy.

duoc-voi-doi-tien-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Ngày anh nhất mực đòi ly hôn, cô ấy đã gạt đi tất cả sĩ diện, cái tôi cá nhân để hạ mình xin anh nghĩ lại. Thế mà anh chẳng nghĩ, cạn tàu ráo máng vét voi đến tận cùng tiền bạc phân chia để ra đi. Giờ nghĩ lại anh thấy mình thật sự bạc bẽo.

Anh về quê, gặp lại các con, gặp lại vợ cũ thì thấy cô ấy khác xưa nhiều lắm, không còn héo hắt như tàu lá phơi dưới nắng hè như khi biết anh có bồ và khi anh nhất quyết đòi ly hôn. Giờ cô ấy mái cắt ngắn, người cũng gầy hơn, mảnh dẻ hơn, đôi mắt đượm buồn nhưng trầm tĩnh hơn.

Ơ lạ thật, lần đầu tiên sau hai mấy năm anh mới nhận ra cô ấy cũng là một người đàn bà đẹp. Tại sao anh lại nhận ra điều đó muộn màng như vậy? Hay vì đàn bà đẹp khi họ không thuộc về ai, cũng có thể là do đàn ông chỉ thấy đàn bà đẹp khi họ không phải là của mình nhỉ?

Được thời gian nhà trẻ tư thục cũng phá sản, anh không thuộc về những thứ không phải hơi lửa và gang than, phải có những thứ ấy phả vào người thì anh mới mạnh mẽ và phất lên được.

Đến khi nhận ra được vẻ đẹp của sự giản dị và đức hy sinh thì anh đã bỏ lỡ tất cả rồi. Hình như cuộc đời con người ta, cứ phải lỡ dở thì mới đủ đau để khôn ra, để nhìn lại và tiếc nuối.

Cô vợ mới bỏ bê nhà cửa và bỏ bê cả anh, cô ấy vẫn thế, vẫn phóng khoáng và lãng du như ngày trước. Tiếng “anh” từ miệng cô ấy phát ra vẫn nhẹ nhàng như vậy, nhưng nó không phải chỉ nhẹ với riêng anh mà còn với rất nhiều người khác. Anh bắt đầu thấy tình yêu là thứ không có thật, nó càng đẹp, càng thăng hoa lãng mạn bao nhiêu lại càng khó nắm giữ bấy nhiêu. Thứ tình yêu ấy chẳng dễ dàng như nắm giữ thứ tình vợ chồng cục mịch ngày xưa.

Đàn bà lắm người kể cũng lạ, họ đau nỗi đau của sự thất bại và phản bội, họ cứ víu cái thất bại rồi nhồi nhét vào bên trong mình. Vợ anh ngày ấy không hề có nửa lời mạt sát người thứ ba, cũng không hề có ý định ghen tuông. Bao nhiêu nỗi đau, giận hờn cô ấy đều đem giấu trong lòng rồi cầu xin hòa giải tha thứ. Lạ thế chứ. Nhưng sao ngày ấy anh lại u mê đến thế! Quyết ly hôn bằng được!

Anh trở về quê, thuê đất vay vốn ngân hàng mở lại xưởng, chẳng biết có thành công hay không, mà gần đây lòng anh bỗng dưng ghen tuông, ấm ức, tức tối khi vợ cũ ngày càng đẹp và bắt đầu có người đàn ông khác đón đưa trước cửa.

Anh cứ được voi đòi tiên để rồi giờ phải trả giá...

Xem thêm: Con Lú ở chợ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
0 Bình luận

62 năm chung sống hạnh phúc, nhưng vì không được ở cùng nhau trong viện dưỡng lão mà hai vợ chồng già đã khóc không ngừng khi đến thăm nhau.

Tình nghĩa vợ chồng – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Tôi đau đớn vì mất mẹ chồng, nhưng không tủi hổ vì đã chăm sóc hiếu thảo với bà cho đến ngày bà trút hơi thở cuối cùng. Lương tâm thanh thản chỉ mong bà siêu thoát nơi yết bàn.

Hiếu thảo với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?

Cổ nhân dạy: Sống ở đời nhất định 'không chân chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ'
0 Bình luận

Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời. 

Cổ nhân nói: Sống trí huệ với những 'đại kỵ' sau để tránh sai lầm lớn trong đời
0 Bình luận

Cổ nhân dặn hậu nhân rằng, dẫu cuộc đời có nghèo khó đến đâu đi chăng nữa cũng đừng tham lam 4 loại tiền này. Khi lấy rồi thì rất khó để trả lại.

Cổ nhân dạy: 'Quân tử thích tiền nhưng phải lấy tiền có lương tâm'
0 Bình luận


Bài mới

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đề xuất