Đánh mất hạnh phúc gia đình  – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn căn trọ tồi tàn, ông An ân hận vô cùng, song sự hối hận đó đã quá muộn màng khi ông đánh mất hạnh phúc chỉ vì phút giây không giữ được mình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đồng hồ điểm báo 12 rưỡi đêm, ông An vẫn cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Đêm thang vắng, tiếng tắc kè vang lên, càng nghe càng não nùng. Nằm mãi thấy đau lưng, ông An bật điện ngồi nhìn quanh căn phòng trọ nhỏ bé, ngổn ngang đồ đạc. Nhìn chiếc bóng in trên tường, ông An rơi vào trầm tư.

Ông nhớ, ông tiếc nuối và cả ân hận nữa. Nhưng đã quá muộn màng với một người ở độ tuổi 63 như ông. Ngày ấy, ông An với vợ đến với nhau vì tình yêu, sau 2 năm tìm hiểu cả hai về chung nhà trong sự chúc phúc của mọi người. Ông từng có một gia đình hạnh phúc với vợ và hai đứa con. Năm tháng trôi qua, cuộc hôn nhân của ông cũng kéo dài được hơn 20 năm. Những năm đầu, cuộc sống còn nhiều khó khăn, để nuôi con nhỏ hai vợ chồng ông ngoài giờ làm chính còn nhận may gia công quần áo, chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười.

Theo năm tháng, con cái ông An cũng khôn lớn, đứa vào đại học năm 3, đứa chuẩn bị vào đại học. Hạnh phúc gia đình ông bắt đầu đảo lộn khi cơ quan vợ có sự thay đổi về nhân sự. Trưởng phòng hành chính bên đó nghỉ hưu nên vợ ông An được cất nhắc vào vị trí thay thế. Từ ngày đó, công việc của bà bận rộn hơn, thời gian dành cho gia đình cũng ít dần. Con cái đã lớn, mỗi đứa một thế giới riêng. Kinh tế gia đình ổn định hơn nên ông An không cần đi làm ngoài giờ nữa. Đi làm về, nhìn căn nhà vắng tanh, ông An lại thấy chạnh lòng. Trước đây cứ tan làm là vợ ông lại về lo cơm nước, gia đình quây quần bên nhau nhưng giờ công việc đó tự nhiên giao phó hết cho ông.

danh-mat-hanh-phuc-gia-dinh cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Mỗi người mỗi công việc, mỗi cuộc sống nên bữa cơm nhà chẳng mấy khi đủ thành viên. Riết rồi thành quen, ông An chán nản chẳng muốn nấu cơm nữa, trong nhà mạnh ai nấy ăn. Bản thân ông An nếu hôm nào không có kèo đi nhậu với bạn thì làm gói mì tôm cho xong bữa, không thì cũng ăn bát cơm nguội cắm lại cho nhanh.

Trong những lần đi nhậu cùng bạn bè, ông An quen một cô phục vụ quán. Cô ta chỉ hơn con gái đầu của ông an chưa đến chục tuổi. Thấy ông An làm việc trong nhà nước, vừa phong độ lại rủng rỉnh tiền bạc nên cô nàng thích lắm, chiều nào ông cùng bạn bè vào quán là cô đến phục vụ nhiệt tình. Lâu ngày ông An không có người quan tâm nên dễ say lòng. Đã thế bạn bè lại còn trêu chọc, gán ghép đủ đường. Ông An lúc ấy như người chết đuối vớ được phao, vốn đã chán gia đình, quan hệ vợ chồng lâu ngày rệu rạo, nên những dịp vợ đi công tác xa là ông An lại sang phòng trọ ở lại với cô nàng. Cô ta săn sóc, chiều chuộng làm ông An rơi vào bể tình, quên đi gia đình vợ con, ngày càng lún sâu vào mối quan hệ bất chính không sao rút ra được.

Cái kim trong bọc cũng có ngày lộ ra, vợ ông An ban đầu không tin ông cặp kè với cô gái trẻ chỉ hơn con mình vài tuổi, song nghe đồn thổi mãi nên cũng nóng lòng thuê người theo dõi. Kết quả là bắt quả tang được ông An qua lại với cô gái kia ngay tại nhà trọ của cô ta. Bà tức giận làm ầm ĩ cả khu trọ, khiến ông An và cô nhân tình xấu hổ không có lỗ để chui.

Không chịu nổi sự khinh rẻ của vợ và sự xa cách của hai con, ông An quyết định ly hôn đến sống chung với nhân tình mặc cho bạn bè, người thân ra sức ngăn cản. Sau khi ly hôn, vợ ông giữ căn nhà, chỉ đưa cho ông một số tiền nhỏ. Ông An dọn đến trọ của nhân tình để ở, vốn khéo miệng nên cô nàng ngon ngọt xui ông An đưa hết tiền cho mình giữ bảo để phòng thân với tích cóp để mua nhà. Tin tưởng nên ông giao hết số tiền mình có.

Hai năm sau, khi cầm quyết định nghỉ hưu cũng là lúc ông An tìm được một căn nhà nhỏ giá hợp lý nên ông bảo cô đưa tiền để đặt cọc thì cô ta ỉ ôi than khóc bảo là tiền không còn do bị lừa hùn vốn làm ăn với người ta. Cô ta quỳ xuống cầu xin ông An tha thứ, hứa cố gắng làm lụng kiếm tiền trả ông an. Xuôi tai, ông an tiếp tục chấp nhận ở lại căn trọ nhỏ với cô ta.

Thế nhưng, từ ngày nghỉ hưu lương bổng thấp, ông An không đáp ứng đủ cho cô nhân tình trẻ nên cô ta ngày càng bộc lộ rõ khuôn mặt thật của mình. Hàng tháng, lương hưu của ông đều bị cô ta tước sạch sẽ, thậm chí cô ta còn đá thúng đụng nia, mặt nặng mày nhẹ mỗi khi ông An hỏi tiền chi tiêu. Rồi cô ta lấy cớ làm thêm kiếm tiền, đi sớm về về khuya, cơm nước nhà cửa đều phó mặc cả cho ông An.

Thế là sau hơn hai năm xa vợ con, ông An lại sống một cuộc sống tạm bợ, vất vả mà lẽ ra không phải dành cho một người đầu hai thứ tóc như ông. Giờ đây ông An đã quá mệt mỏi. Tuổi đã lớn mà không có chốn nương thân, suốt ngày như bị giam lỏng trong căn phòng trọ ẩm ướt ngột ngạt. Muốn đi đây đi đó cho khuây khỏa thì không có tiền, mà thật ra ông cũng xấu hổ vì khi xưa không nghe lời khuyên nên chẳng dám tìm gặp bạn bè. Ông thấy sợ phải nhìn thấy những ánh mắt thương hại, chì chiếc của người khác dành cho mình. Sống co mình lâu ngày ông An sinh ra bị chứng mất ngủ triền miên và rơi vào trạng thái trầm uất. Ông thấy nhớ vợ, nhớ con, nhớ gia đình hạnh phúc ngày xưa. Ông ân hận vô cùng, song sự hối hận đó đã quá muộn màng khi ông đánh mất hạnh phúc chỉ vì phút giây không giữ được mình.

Xem thêm: Cả nhà điêu đứng vì cháu đích tôn – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Mỗi tháng nhận lương hưu tôi đều lấy chia hết cho các con, các cháu. Đến lúc bệnh cần tiền gấp, các con đưa trả 2 túi vải, tôi cầm mà rưng rưng vì hạnh phúc.

Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Sau buổi họp lớp, tôi cảm thấy hối hận vô cùng vì vừa mất tiền, lại vừa rước thêm khó chịu vào người, đã vậy chẳng có được một bữa no vào bụng.

Buổi họp lớp chóng vánh – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Trước sự giúp đỡ của người bạn, chị Hòa mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, lòng tốt và sự nhiệt tình của chồng mình đã được đền đáp một cách xứng đáng.

Lòng tốt được đền đáp – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Người thông minh bao giờ cũng có cách hành xử thông minh. Họ biết cười, ca, nói đúng lúc, đúng chỗ.

Cổ nhân dạy: 3 việc người thông không làm - 'không cười, không ca, không cãi'
0 Bình luận

Dưới đây là 4 điều tai hại biến một gia đình lụi bại, ngay hiểm nhất là điều cuối cùng.

Cổ nhân nói: Gia đình có 4 dấu hiệu này sớm muộn cũng tàn lụi
0 Bình luận

Phúc khí không tự nhiên mà có cũng chẳng thể cưỡng cầu. Người nhiều phúc khí cuộc sống tự nhiên suôn sẻ. Người kém phúc, cuộc sống khó khăn, lận đận.

Cổ nhân nói: Người vô phúc trên thân sẽ lộ 3 tật xấu
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 giờ trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Đề xuất