Buổi họp lớp chóng vánh – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau buổi họp lớp, tôi cảm thấy hối hận vô cùng vì vừa mất tiền, lại vừa rước thêm khó chịu vào người, đã vậy chẳng có được một bữa no vào bụng.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi họ Vương, năm nay 56 tuổi, sống tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ngày trước, sau khi tốt nghiệp cấp 2, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi quyết định thi vào trường trung cấp để sớm được đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công công tác tại một đơn vị ở huyện.

Mấy ngày trước tôi thấy trong nhóm chat của lớp cấp 2 có thông báo về việc họp lớp. Mỗi người tham gia sẽ phải đó 600 NDT (2 triệu đồng). Nhìn dòng thông báo mà lòng tôi bồi hồi lắm vì lâu rồi chưa gặp bạn bè. Buổi họp lớp gần nhất cũng phải cách đây 20 năm rồi.

Dù vui nhưng tôi cũng không khỏi băn khoăn, chẳng hiểu vì sao mọi người lại đột nhiên muốn tổ chức họp lớp. Nhưng dù lý do là gì thì buổi họp lớp vẫn được mọi người nhiệt tình hưởng ứng. Dù ở tuổi ngũ tuần nhưng tôi vẫn luôn nhớ về những người bạn với tình bạn trong sáng thuở thanh xuân tươi đẹp.

Đúng ngày hẹn, tôi ăn vận tươm tất đến khách sạn sang trọng nhất huyện. Đến nơi tôi thấy ngay cửa ra vào có kê một chiếc bàn ghi chữ “Nơi đăng ký họp lớp” và có hai bạn đang đứng đó nhiệt tình ghi danh sách.

Bước chân vào khách sạn tôi thấy các bạn học đã đến khá đông. Bạn bè sau bao năm xa cách mới gặp lại, tôi xúc động lắm. Dù đã lâu không gặp nhưng nhìn vào khuôn mặt các bạn, tôi vẫn nhận ra hình bóng của những ngày xưa cũ.

Một lúc sau có mấy bạn học ở xa cũng đến. Một bạn nữ chia sẻ, chồng bạn ấy không cho đến dự, bảo lớn tuổi rồi tham gia họp lớp làm gì, tốn thời gian. Nghe vậy tôi thấy chạnh lòng lắm. Trong lớp có 2 bạn còn đưa cả cháu nội đến dự. Sau nhiều năm, trong lớp tôi cũng có một số bạn trở nên giàu có, biệt thự xe sang đều có đủ.

buoi-hop-lop-chong-vanh-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Sau khi mọi người đến đông đủ, tất cả bắt đầu dùng bữa. Tôi ngồi cùng bàn với một cô bạn làm y tá của bệnh viện Y học cổ truyền, cuối năm nay bạn cũng nghỉ hưu. Chúng tôi ngồi ăn uống, trò chuyện với nhau đang rất vui vẻ thì lớp trưởng cầm mic lên thông báo với mọi người là con trai thứ 2 của một người bạn trong lớp sẽ tổ chức đám cưới, mong mọi người đến dự chung vui. Biết chuyện vui của gia đình bạn, một số người đề nghị mừng cưới 1.000 NdT (khoảng 3.5 triệu đồng) trước vì ngày đó bận không tham gia được.

Nghe vậy, chúng tôi đều im lặng nhìn nhau. Tuy đây không phải là số tiền lớn, nhưng với những người tuổi già hưởng lương hưu như tôi thì cũng không phải là quá nhỏ. Mừng cưới bao nhiêu thì tùy mối quan hệ, thân tình nữa tại sao lại quy định phải là 1.000 NDT? Hơn nữa, người bạn này còn là một ông chủ lớn, chưa chắc đã thực sự muốn kết giao với chúng tôi. Lúc con cái nhà chúng tôi đám cưới, chúng tôi đâu có đưa thiệp mời cho ai, nên tôi cảm thấy việc mừng cưới như vậy là không hợp lý. Mà giờ lớp trưởng lại đứng ra thông báo công khai như vậy, chúng tôi cảm thấy khó xử vô cùng.

Trong lúc chúng tôi đang định tiếp tục dùng bữa thì hai đứa cháu nội của người bạn bắt đầu chạy quanh bàn để gắp thức ăn. Thấy đồ nào ngon là hai đứa lại giành về phía mình. Được một lúc thì lại tranh nhau khóc lóc om sòm vì giành đĩa tôm chia trên bàn. Thấy vậy, mọi người trên bàn buông đũa xuống gần hết, chẳng còn tâm trạng nào nữa.

Ngồi ăn được khoảng 2 tiếng, mọi người lần lượt đứng dậy ra về, buổi họp lớp kết thúc trong chóng vánh.

Về đến nhà tôi vừa lấy cơm nhà ăn vừa kể với chồng về những chuyện gặp phải trong buổi họp lớp. Lúc này tôi mới nhận ra rằng, con người ta khi đã bước sang độ tuổi 50 thì chẳng cần thiết phải tham gia họp lớp nữa. Bởi hầu hết những buổi gặp mặt này chỉ là dịp để một số người lợi dụng kết nối mối quan hệ, lấy lòng những người có thể giúp ích cho mình. Còn nếu thực sự muốn gặp gỡ bạn bè thì rủ vài người thân thiết đến ăn bữa cơm, ngồi nói chuyện phiếm là được rồi.

Xem thêm: Hối hận vì đã không chăm sóc mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Chị chọn cách buông để giữ chồng, nhưng chị không dễ dàng tha thứ như vậy. Chị sẽ cho anh thêm một cơ hội, nhưng nếu anh vẫn còn tiếp diễn thì chị cũng không cần níu cuộc hôn nhân này nữa.

“Buông” để giữ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Mỗi tháng nhận lương hưu tôi đều lấy chia hết cho các con, các cháu. Đến lúc bệnh cần tiền gấp, các con đưa trả 2 túi vải, tôi cầm mà rưng rưng vì hạnh phúc.

Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Dẫu câu chuyện dưới đây có mang nhiều màu sắc hài hước, châm biếm, nhưng nó rất đáng để người làm kinh doanh phải suy ngẫm.

Câu chuyện 'ngã tư đường - 4 cây xăng': 2 kiểu tư duy cạnh tranh điển hình trong kinh doanh, ai đang làm ăn cũng nên biết
0 Bình luận

Tin liên quan

Đọc sách của Roald Dahl chúng ta học được cách đối mặt với khó khăn, phát triển sự kiên trì và trân trọng giá trị của lòng tốt, sự thông minh.

5 bài học hay từ tác phẩm thiếu nhi của Roald Dahl
0 Bình luận

"Nhà giả kim" không chỉ là một cuốn sách mà còn là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Dưới đây là 10 bài học hay được rút ra từ sách.

10 bài học đáng nhớ từ cuốn sách 'Nhà giả kim'
0 Bình luận

Trước khi trở thành doanh nhân, diễn giả và cây bút tàu chính đáng tin cậy, John Rampton từng có tuổi thơ đi rao báo cho người giàu và ông đã nhận ra bài học quý để trở thành triệu phú. 

Làm nghề giao báo cho người giàu từ nhỏ, tôi nhận ra bài học quý để trở thành triệu phú: 'Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn'
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất