Cục xương để dành – Câu chuyện nhân văn cảm động
Nhìn cục xương để dành đã nguội ngắt trong bát, xung quanh mấy con kiến đen đang bò… cô òa khóc nức nở, ôm chầm lấy bố.

Cô vừa về đến đầu ngõ đã nghe thấy tiếng chị dâu oang oang từ trong nhà vọng ra: “Ối giời ơi! Bố để cục xương ruồi bâu kiến đậu rồi. Bố ăn đi chứ, sao lại chỉ ăn mỗi cháo không, xương con hầm mềm như bún rồi mà!”.
Cô nghe giọng bố run run nói: “Bố…bố…để phần cho mẹ con đi làm đồng về có cái ăn”.
Bố cô năm nay đã ngoài 90 tuổi, cụ bị điếc nặng và hơi nghễnh ngãng nên cứ nhớ nhớ, quên quên. Có khi thấy con trai và con dâu trong nhà, bố lại quên mất đó là ai, cất tiếng hỏi: “Anh chị là ai? Sao lại đến nhà tôi lục soạn khắp nơi thế?”.
Thế nhưng, chỉ riêng mẹ và cô là miền ký ức mà thời gian không thể lấy đi của bố.
Mẹ cô đã mất 3 năm trước, nhưng bố vẫn nghĩ mẹ còn sống, bà chỉ đi đâu đấy thôi. Thế nên lúc nào ông cũng trong nhà ngóng trông bà về, có miếng ngon nào cũng để phần cho bà.

Cô đứng ngoài khẽ chấm những giọt nước mắt đang chực trào trên má. Cô lấy chồng xa, cách nhà hơn 50km. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hai vợ chồng cô đã ly hôn cách đây 2 năm, bây giờ cô ở vậy một mình nuôi con. Mẹ con cô ở lại thành phố vì công việc của cô không thể về quê. Nhưng cuối tuần nào cô cũng tranh thủ về thăm bố.
Cô bước vào nhà, nhìn thấy cô ánh mắt bố liền sáng lên: “Có cục xương để dành cho mẹ mày mà mãi bố chưa thấy bà ấy về, hay thôi con ăn đi!”.
Cô nhìn cục xương đã nguội ngắt, mấy con kiến đen thấy mùi bò quanh, cô òa khóc nức nở, ôm chầm lấy bố.
Thấy cô khóc, ông xoa xoa đầu rồi lần dò từng bước lại đầu giường lấy ra một xấp tiền đưa cho cô. Cô cầm đếm thì được 14 nghìn, toàn tờ 1 nghìn với 2 nghìn.
Cô nhìn bố, giọng rưng rưng nói: “Nhiều quá ạ! Con cảm ơn bố!”.
Sưu tầm
Đọc thêm
Mấy chục năm phiêu dạt đời người, toan tính thiệt hơn để rồi có lúc chỉ thèm một nỗi rất giản đơn. Đó là được ngồi bên má trong cái chái bếp thơm mùi thời gian.
Thay vì lấy sách vở ra ép bọn nhỏ chép bài, cô giáo trẻ đã dạy chúng bài học đầu tiên về nhận thức và cuộc đời. Dạy chúng rũ bỏ quá khứ, sống thật tốt cho hiện tại và tương lai.
Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh. Đã vậy, nhìn cái gì hay là muốn có cái đó cho bằng được. Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất trên đời này!
Tin liên quan
Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.
Ngày trẻ, từng phải đi rửa bát thuê và dọn nhà vệ sinh kiếm sống, nhưng vị tỷ phú công nghệ này lại coi đó là bài học quý giá.
Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.