Cái chái bếp – Câu chuyện nhân văn cảm động

Mấy chục năm phiêu dạt đời người, toan tính thiệt hơn để rồi có lúc chỉ thèm một nỗi rất giản đơn. Đó là được ngồi bên má trong cái chái bếp thơm mùi thời gian.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồi nhỏ, cứ mỗi sớm vừa tụt trên giường xuống là chị em tôi liền chạy ra sau bếp kiếm má. Trong hơi sương lành lạnh, chị em chúng tôi ngồi bên má, hít hà mùi khói cay cay thơm nức mùi vườn tược. Mùi cây bạch đàn, mùi bẹ dừa, mùi cây dong, cây bắp… Có khi lại là mùi con cua đồng, con ốc bươu hay củ khoai lang nướng. Cái mùi mộc mạc nhà quê đó cài trong nỗi nhớ tự bao giờ, để thoảng thoảng, trong sớm mai tôi lại bần thần nhớ đến. Nhớ bếp, nhớ má. Một bếp lửa đơn sơ thôi, nhưng có lẽ đi hết cuộc đời này tôi vẫn không tìm thấy ở đâu được nữa…

Thương nhất những ngày mưa dầm, củi ẩm ương nên khi đốt khói nhiều, má loay hoay hổi lửa, nước mắt chảy ròng. Những ngày nắng nóng, mồ hôi má ướt đẫm lưng áo. Cực vậy đó, nhưng trừ khi bệnh liệt giường, còn không ngày nào má cũng lụi cụi trong cái chái bếp.

Với má, bếp không chỉ là nơi nấu nướng, mà còn là nơi thuộc về riêng má. Không ít lần tủi thân, tôi thấy má trốn ra cái chái bếp ngồi khóc. Tôi chạy lại hỏi thì má bảo là tại khói làm cay mắt. Gian bếp mộc mạc nhưng lại là nơi gần gũi nhất, dễ sẻ chia nhất của những người đàn bà như má.

cai-chai-bep-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Bây giờ mỗi lần về nhà, muốn kiếm má tôi cũng hay đi thẳng ra sau bếp. Cõi riêng của má vẫn là cái cà ràng phủ lọ đen, là cái mảng vách đất ám đầy hơi khói. Má vẫn thế, cứ lụi cụi trong cái chái bếp thơm lừng mùi cây lá khô. Chỉ có điều thời gian đã đè nặng lên đôi vai mỏng manh của má. Lưng má còng hơn, mái tóc đen ngày nào cũng ngả màu sương khói. Đôi mắt của má cũng chẳng còn tinh anh nữa, mỗi lần ngồi trước đống lửa rực sáng, nóng hổi, nước mắt sống lại chảy dài.

Có lần bưng chén cơm má nấu lẫn ít bụi than, con em tôi sụt sịt khóc. Má thấy vậy hỏi làm sao mít ướt, nó không trả lời, chỉ cặm cụi ngồi khóc. Má lặng im, mái tóc bạc phơ ánh lên bên làn ánh sáng từ khu vườn xuyên qua cửa sổ. Tôi hiểu mắt má đang yếu dần theo năm tháng. Tuổi 80 dần đưa má rời xa cái chái bếp ấm áp này. Má cũng dần xa cõi tạm, dần xa anh em chúng tôi. Vừa ngồi ăn cơm, má vừa tâm sự. Má bảo, người của má dạo này làm biếng sống lắm, cứ trở trời là tay chân nhấc lên hổng nổi. Ngày nào đó, nếu các con về nhà thấy bếp củi lạnh tanh là biết má hổng thèm lui cui trong bếp nữa mà má đang nằm ngoài vườn. Má sẽ bắt đầu một hành trình ở cõi vĩnh hằng.

Mấy chục năm phiêu dạt đời người, toan tính thiệt hơn để rồi có lúc chỉ thèm một nỗi rất giản đơn. Đó là được ngồi bên má trong cái chái bếp thơm mùi thời gian. Chái bếp của má vẫn còn theo tôi đến tận bây giờ với tiếng cơm sôi réo rắt, với những làn khói bếp từ mái tranh toả lên bầu trời vào mỗi buổi chiều tà khiến cho bất cứ người xa xứ nào cũng phải nao lòng khi nhớ đến.

Sưu tầm

Xem thêm: Bức thư của mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Thay vì trách mắng con vì cuốn sách lấy cắp, người cha lại bao dung, dạy cho con trai mình một bài học đáng quý về sự tha thứ. Đó là cách xử sự khôn ngoan của một bậc cha mẹ có trí tuệ.

Cuốn sách lấy cắp – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi hy vọng thế hệ tiếp theo sẽ hiểu rằng “gia đình” là một “đại gia đình” gồm nhiều thế hệ. Các con hãy chăm lo tốt cho cha mẹ khi về già, cũng giống như khi còn trẻ họ đã lo cho các con vậy.

Bức thư của mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Các chủ tiệm trong cùng một dãy phố đều dặn con cái đừng ăn đồ nhà mình. Một vòng luẩn quẩn lạ kỳ…khiến người ta phải suy ngẫm.

Đừng ăn đồ nhà mình – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời chỉ cần đủ nhẫn nhịn, đủ chịu khó thì chắc chắn sẽ nhận lại những điều xứng đáng. 

Cổ nhân dạy: Phúc lớn do trời, phúc nhỏ do người
0 Bình luận

Gặp cảnh khốn cùng, có người nhẫn nhịn vượt qua, có người phóng túng đánh mất bản thân. Hai cách đối đãi ấy thể hiện 2 cảnh giới tu dưỡng đạo đức khác nhau, ấy là sự phân biệt giữa quân tử và người thường.

Cổ nhân tôn sùng người quân tử, bởi gặp cảnh khốn cùng vẫn giữ đức hạnh
0 Bình luận

Mạnh Tử nói: "Nhân chi hoạn, tại hảo nhân vi sư". Có nghĩa là, tật xấu của con người là thích làm thầy người khác. 

Lời cổ nhân nghìn năm vẫn đáng: Tật xấu của con người là thích làm thầy người khác
0 Bình luận


Bài mới

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân: Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm; giữ miệng và phòng thân là việc quan trọng nhất đời người

Miệng lưỡi nhanh hơn trí não không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người khác.

Đề xuất