Tim sáng hơn mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh. Đã vậy, nhìn cái gì hay là muốn có cái đó cho bằng được. Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất trên đời này!

Gần nhà ngoại tôi có một đôi vợ chồng già bị mù. Họ có với nhau một đàn con đông đúc. Nghe ngoại tôi nói, năm nay họ cũng đã ngót nghét 80 tuổi. Ngoại kể, ngày xưa khi hai người lấy nhau, người chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cả hai không nhìn thấy gì, nhưng chú rể vẫn nhờ người cuốn đầy lụa điều lên chiếc xe bò để cho giống đám cưới như người ta.
Khi cô dâu vừa về nhà chồng, chú rể dắt tay vợ mò mẫm từ nhà trên xuống nhà dưới, khắp các ngóc ngách trong nhà. Rồi cũng từ đó, mấy chục năm qua trong cái thôn nghèo ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc.
Có lẽ đối với cặp vợ chồng mù ấy, công việc khó nhất là múc nước từ dưới giếng lên. Lần nào cũng thế, hai người dắt tay nhau ra giếng. Người vợ sờ cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, tay còn lại níu chặt bàn tay chồng. Người chồng thì quỳ trên sàn giếng, thả gầu xuống múc nước kéo lên. Có người thấy họ múc nước khó khăn nên ngỏ ý muốn giúp, nhưng hai vợ chồng cảm ơn rồi từ chối. Cả hai bảo: “Mọi người giúp được chúng tôi một lần, nhưng không giúp được chúng tôi một đời”.

Dân làng đều cảm thấy lạ lùng. Trong thôn có rất nhiều người vì đất trơn trượt mà ngã xuống giếng, nhưng đôi vợ chồng mù chưa lần nào té ngã. Càng lạ lùng hơn, dù không thể nhìn thấy nhưng họ vẫn có thể tìm ra nhau trong đám đông ồn ào. Người chồng là người thổi kèn trong một ban nhạc ở quê, thường đến thổi những bản nhạc vui cho đám cưới trong làng. Dù đi thổi kèn ở đâu ông cũng có một yêu cầu là để người vợ mù đi cùng. Ông nói để vợ một mình ở nhà ông không an tâm.
Mỗi khi tiếng kèn của người chồng cất lên, người vợ ngồi bên rất chăm chú lắng nghe. Giống như những giai điệu ấy được thổi riêng cho bà. Người ta bảo, những lúc ấy gương mặt của người vợ mù thường ửng hồng, khiến ai nấy đều cảm thấy người phụ nữ đang khép nép ngồi bên chồng kia thật xinh đẹp.
Có lần người chồng sơ ý bị ngã gãy chân phải nằm viện vài ngày. Người vợ ở nhà ba bốn hôm liền không có hột cơm vào bụng. Các con hỏi thì bà chỉ bảo không có bàn tay quen thuộc kề bên nên bà chẳng có lòng dạ nào để ăn.
Những người con của ông bà từng hỏi bố mẹ : “Nếu ông trời dành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có muốn nhìn thấy nhau bằng một đôi mắt sáng không?”.
Người chồng cầm tay vợ, trìu mến nói: “Dắt tay nhau một đời, trong lòng bàn tay mẹ con có bao nhiêu đường vân, đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa từng trông thấy người đẹp nhất. Nhưng trong trái tim bố mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt sáng để làm gì. Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh. Đã vậy, nhìn cái gì hay là muốn có cái đó cho bằng được. Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất trên đời này!”.
Còn người vợ thì trả lời: “Người ta nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim. Tim sáng hơn mắt. Điều đó lúc nào cũng đúng con trai ạ!”.
Bởi chúng ta có mắt. Nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào mắt mà quên dùng trái tim.
Sưu tầm
Đọc thêm
Mấy chục năm phiêu dạt đời người, toan tính thiệt hơn để rồi có lúc chỉ thèm một nỗi rất giản đơn. Đó là được ngồi bên má trong cái chái bếp thơm mùi thời gian.
Thay vì trách mắng con vì cuốn sách lấy cắp, người cha lại bao dung, dạy cho con trai mình một bài học đáng quý về sự tha thứ. Đó là cách xử sự khôn ngoan của một bậc cha mẹ có trí tuệ.
Thay vì lấy sách vở ra ép bọn nhỏ chép bài, cô giáo trẻ đã dạy chúng bài học đầu tiên về nhận thức và cuộc đời. Dạy chúng rũ bỏ quá khứ, sống thật tốt cho hiện tại và tương lai.
Tin liên quan
Hi vọng những câu nói hàm chứa triết lý nhân sinh của các bậc cổ nhân sẽ hữu ích cho cuộc đời của các bạn.
Dưới đây là 4 kiểu tư duy ‘gây nghèo’, nếu muốn có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc hơn, hãy học cách thay đổi tư duy của bản thân ngay từ bây giờ.
Tiền tài trước mặt thử nhân tâm. Tiền quan trọng đối với mọi người và tiền cũng là phương tiện giúp ta nhận ra bản chất thật của nhiều người.