Còn cha còn mẹ là còn xuân – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ trong tâm thức mỗi người đều có những điều vĩnh cửu nào đó cho riêng mình, với tôi, đó là những mùa xuân còn được ở bên cạnh cha mẹ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần tết, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất là “Tết có về quê không?”. Kiểu như ở thành phố này chẳng ai ăn tết nơi mình đang sống mà sẽ về quê, về nhà, nơi có cha mẹ đang ngóng chờ.

Khi còn cha mẹ, tôi cũng vậy. Được nghỉ tết là tranh thủ chạy về nhà ngay, thường là vào 25-26 tết. Đó là quãng thời gian tôi mong chờ rất trong năm. Khi vòng xe lăn bánh, tôi bắt đầu buông bỏ hết mọi muộn phiền phía sau, chỉ mong thật nhanh dựng chân chống trước cánh cửa sắt nhà mình.

Chỉ cần nghe tiếng xe dừng trước cửa, bố mẹ sẽ từ trong nhà chạy ra với nụ cười thật tươi…

Tôi về, bố đi ra, dọn dẹp chung quanh sân để tôi dắt xe vào nhà cho dễ. Mẹ thì đón lấy mấy thứ quà tôi đem về. Chỉ vậy, rồi ai nấy quay vào làm nốt việc còn đang dang dở. Và từ bữa cơm đầu tiên trong căn nhà yêu thương có đủ bố và mẹ, dù chẳng ai nhắc đến bất cứ chữ tết nào tôi cũng cảm nhận mùa xuân đã nồng nàn lắm rồi.

Tôi ở hẳn nhà từ trước tết cho đến sát ngày làm việc mới trở lại thành phố. Dù chỉ quanh quẩn ở nhà nhưng tôi luôn thấy ngày trôi nhanh quá. Tôi không hình dung ngày tết mình ở lại căn hộ trên thành phố sẽ ra sao, chắc là buồn lắm.

Tôi đọc được ở đâu đó rằng “còn cha còn mẹ là còn xuân”. Khi cha mẹ qua đời, nhà sẽ không còn là chốn về, nơi đó sẽ mất đi hơi ấm thân thương để mình rũ bỏ mọi muộn phiền thường nhật. Đọc vậy thôi chứ chưa trả qua thì làm sao hiểu được. Cho đến mùa xuân đầu tiên khi tôi không còn bố mẹ nữa, lúc ấy mới thật sự thấm thía. Hóa ra, mùa xuân không có cha mẹ, khoảng trống cứ mênh mông trong lòng.

Phải thật lâu sau ngày cha mẹ rời cõi tạm tôi mwois đón nhận sự vô thường ở cuộc sống này. Đến và đi, còn và mất, sự thay đổi của đất trời cũng chính là sự vô thường. Mùa đông có giá rét đến đâu rồi cũng nhường chỗ cho nàng xuân tươi tắn, hừng hực nhựa sống. Sẽ không có một sự dừng chân vĩnh cửu ở trạng thái, hiện tượng nào. Có chăng, chỉ là ký ức.

con-cha-con-me-la-con-mua-xuan-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Sự vĩnh cửu đó nằm yên trong ngăn ký ức của tháng ngày tươi đẹp đã qua, của tiếng cười lảnh lót vô ưu nơi miền tuổi thơ được ở bên cha, mẹ, trong bữa cơm giữa mùa gió về xao xác,  trong tiếng mẹ ru giấc ngủ êm đềm giữa trưa hè oi ả… và khoảnh khắc êm đềm ấy còn dừng lại trong những ngày đầu xuân anh chị em được quây quần bên nhau, chuyện trò đầm ấm, những đứa trẻ khoe áo mới và phong bao lì xì trong ánh mắt rạng ngời. Có lẽ trong tâm thức mỗi người đều có những điều vĩnh cửu nào đó cho riêng mình, với tôi, đó là những mùa xuân còn được ở bên cạnh cha mẹ.

Không còn cha mẹ, đường về nhà dài đằng đẵng. Gần tết, anh trai tôi lại gọi điện, giọng bao giờ cũng nghĩ cho cô em út: “Nếu không đi đâu xa thì về nhà ăn tết cùng anh chị nhé!”. Dù không còn cha mẹ, nhưng anh chị em trong gia đình tôi vẫn giữ thói quen cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm trong không khí vui tươi.

Sáng mùng 1, đất trời vào xuân, lòng người rộn ràng, thư thái hơn. Tôi trở về nhà, lặng lẽ đọc lời kinh nguyện cầu trước bàn thờ bố mẹ. Xong ngồi ăn bữa cơm ấm áp cùng anh chị và các cháu. Anh trai mở đúng bản nhạc xuân mà ngày đầu năm nào bố cũng mở.

Tôi nhìn lên di ảnh bố mẹ, cảm giác như người vẫn hiện diện cùng chúng tôi, đầy thân thương!

Xem thêm: Tết qua còn lại gì? – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Tết thiệt kỳ, nó làm người ta vui đó, đoàn viên đó, rồi lại miên man buồn và lại tạm biệt nhau. Nghe má hỏi “Bao giờ tụi con đi?” mà chị thấy lòng mình chênh chao quá…

Bao giờ tụi con đi? – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tết qua, trở lại thành phố, trái tim cũng đầy hơn những trải nghiệm và yêu thương. Đâu chỉ trên hành trình trở về mà cả những chuyến xe sau tết cũng có biết bao chờ đợi, mong ngóng.

Tết qua còn lại gì? – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tết sắp đến, nghĩ đến bảng chi tiêu của mẹ chồng năm rồi mà tôi vẫn còn lạnh sống lưng... mong năm này vợ chồng tôi sẽ có một cái tết nhẹ nhàng hơn.

Run rẩy trước bản chi tiêu Tết của mẹ chồng – Câu chuyện đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cuộc đời của bạn có vui vẻ, hạnh phúc hay không, then chốt nằm ở tâm của bạn. Tâm có hạt giống vui vẻ thì quả nở ra ắt là nụ cười.

Cổ nhân nói: Nếu tâm bạn là hạt giống vui vẻ thì quả trổ ra nhất định sẽ là nụ cười
0 Bình luận

Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?

Cổ nhân nói: Người tích thiện thì dư phúc lành, người tích bất thiện ắt thừa tai ương
0 Bình luận

Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...

Cổ nhân dạy: Cái gốc làm người chính là người chính trực
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất