Cổ nhân dạy: Cái gốc làm người chính là người chính trực

Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong phòng phẫu thuật của một bệnh viện lớn, một cô y tá trẻ lần đầu tiên phụ giúp kíp mổ nói với bác sỹ mổ chính: “Thưa bác sỹ, bác sỹ đã lấy ra 11 cái khăn, nhưng chúng ta lại cần dùng 12 cái ạ”.

Bác sỹ quả quyết: “Tôi đã lấy hết ra rồi. Bây giờ chúng ta bắt đầu khâu vết mổ”.

“Không được! Chúng ta dùng 12 cái” – cô y tá trẻ nói rắn rỏi.

“Tôi chịu trách nhiệm. Khâu đi!” – Bác sỹ nghiêm giọng nói.

“Bác sỹ không được làm như thế! Bác sỹ phải nghĩ cho bệnh nhân!” – Cô y tá trẻ nói, giọng vang cao vì xúc động.

Cô y tá trẻ mới được nhận vào làm kia, chống lại bác sỹ chính, sẽ có nguy cơ không được nhận làm sau thời gian thử việc. Một cô gái nông thôn, bao năm đèn sách, là bao nhiêu năm cha cô tưới mồ hôi trong những ngày hè nóng nực cày ruộng, là bao ngày mẹ cô ngâm chân dưới bùn lạnh ngắt ngày đông hàn cấy lúa.

Mỗi ngày cô học ở trường được đánh đổi biết bao thóc lúa thấm đẫm mồ hôi của cha mẹ. Cả đứa em trai cô mấy năm nay cũng không được manh áo mới, món đồ chơi mới, chỉ để dành dụm tiền cho cô được ăn học nên người. Mà cha mẹ cô còn phải vay họ hàng món tiền lớn, hy vọng sau này cô đi làm trả nợ dần.

co-nhan-day-cai-goc-lam-nguoi-chinh-la-nguoi-chinh-truc-6
Ảnh minh họa

Cô biết, khi cô kiên quyết phản đối bác sỹ chính, cô có thể đối mặt với mất việc, thì cô biết ăn nói thế nào với cha mẹ cô đây? Rồi món nợ kia sẽ xoay xở thế nào đây? Bạn bè, họ hàng, gia đình sẽ nghĩ cô thế nào? Cô là niềm hy vọng duy nhất của gia đình, cũng là niềm hy vọng gánh vác trách nhiệm nuôi em trai cô ăn học. Nếu mất việc, tất cả hy vọng của mọi người đều bị dập tắt, tương lai của cô và gia đình sẽ như đêm tối mịt mùng.

Cô bỗng lo sợ. Nhưng nhìn người bệnh đang nằm bất động, cô trào lên lòng thương cảm. Cô vẫn nhớ như in những lời mẹ dạy cô từ nhỏ: “Thương người như thể thương thân”. Lời ông nội dạy: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, và “Làm người phải lấy chính trực làm gốc, sống sao không hổ thẹn với lòng mình”. Lo sợ trong tâm cô bỗng tan biến, cô mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt bác sỹ chính, sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì có thể xảy ra.

Vị bác sỹ mổ chính nhìn cô, rồi mỉm cười cầm chiếc khăn thứ 12 giơ ra cho cô y tá trẻ xem, nói giọng hài lòng: “Tốt lắm! Cô đã đạt yêu cầu làm y tá chính”.

2500 năm trước, Khổng Tử cũng từng dạy học trò: “Nhân chi sinh dã trực, võng chi sinh dã hạnh nhi miễn”, nghĩa là: “Con người sống phải chính trực, sống không chính trực chỉ là may mắn chưa bị tai họa mà thôi”.

Khi còn trẻ, Abraham Lincoln bán tạp hoá cho một cửa hàng. Có lần ông phát hiện ra một vị khách trả thừa vài xu, ông đã chạy theo vài dặm đường để trả lại cho vị khách đó. Câu chuyện được truyền tai và ông nổi tiếng với biệt danh ”Abe trung thực”. Sau này sự trung thực và chính trực là những phẩm chất chính yếu giúp Lincoln dẫn dắt nước Mỹ qua giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử, khi sự tồn vong của quốc gia lâm nguy.

Ngoài George Washington thì Abraham Lincoln là vị Tổng thống được kính trọng và ngưỡng mộ nhất nước Mỹ vì những đóng góp của ông. Tâm điểm của những thành quả đó chính là sự chính trực đã thôi thúc ông khi còn là một chàng trai trẻ.

Nhạc Phi anh hùng chống quân Kim bị Tần Cối dùng tội danh “không cần có” khép tội chết. Chỉ mấy chục năm sau, Nhạc Phi được minh oan, được triều đình Nam Tống xây miếu thờ ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử, Hàng Châu. Ở quê Nhạc Phi huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam, nhân dân cũng tự quyên góp tiền xây đền thờ ông. Ông được nhân dân tôn là Võ Thánh, hương hỏa thờ phụng suốt gần nghìn năm nay.

Còn Tần Cối mọc một cái mụn độc khó hiểu trên cột sống, mấy ngày sau, đau đớn mà chết ở tuổi 65. Dân gian dùng bột mì nặn hình Tần Cối và Vương thị, bỏ vào chảo dầu rán, gọi là “Rán Tần Cối”, nghe nói đây chính là nguồn gốc của bánh cuốn thừng hiện nay. Đến triều Nguyên, mọi người đến mộ Tần Cối đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là “cái mả thối”.

Có thơ viết: “Đất trên mộ thái sư, thối um tận chân trời”. Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời Thanh đến trước mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ – Hàng Châu, tự nói: “Từ sau đời Tống ít tên Cối, tôi trước mộ ông thẹn họ Tần”. Hãm hại Nhạc Phi, tượng quỳ của vợ chồng Tần Cối đúc đi đúc lại 13 lần do bị nhân dân căm hận đập phá.

Chính trực là cái gốc làm người, quả là chí lý, vì người chính trực là người chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp, nhưng rất khiêm nhường, hòa ái, thương yêu người. Đặc biệt, họ có dũng khí, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt, rủi ro vì người khác như cô y tá trẻ trên, hay sẵn sàng hy sinh vì sơn hà xã tắc như Nhạc Phi, và coi trọng sự trung thực, cẩn trọng như Lincohn.

Ông bà ta cũng dạy rằng: “Thật thà là cha quỷ quái”. Người trung thực, chính trực có thể chịu thiệt trước mắt, nhưng những gì chờ đón họ là một tương lai tươi sáng. Nhưng điều quan trọng nhất là họ sống thoải mái, an nhiên, tự tại, vô lo vô nghĩ, vì họ không bao giờ làm gì thẹn với lòng mình.

Trong lịch sử, thời Khổng Tử làm quan Đại Tư Khấu nước Lỗ, chỉ trong 3 tháng, nước Lỗ trở lên thịnh trị, ra đường không có người nhặt của rơi, ban đêm nhà nhà không cần đóng cửa. Ngoài ra, nhiều thời đại lịch sử cũng đã xuất hiện xã hội tốt đẹp như thời Trinh Quán chi trị nhà Đường, Hồng Đức thịnh trị thời vua Lê Thánh Tông. Nếu trong xã hội, ai ai cũng chính trực, chân thành, thiện lương, thì có lẽ sẽ không có những vấn đề nhức nhối và những tệ nạn xã hội như hiện nay, và thời thái bình thịnh trị sẽ lại xuất hiện.

Xem thêm: Cổ nhân dặn: Sống ở đời làm được 5 điều này thì phú quý, phúc đức đủ đầy

Đọc thêm

Nếu muốn dứt khỏi những điều đó, đừng tìm đâu xa, hãy hướng vào tâm của mình, thay đổi góc nhìn, coi nhẹ nó và buông bỏ…

Cổ nhân nói: Mọi phiền muộn trên đời đều từ tâm sinh ra
0 Bình luận

Người tài giỏi luôn là người khiêm tốn, biết chừng mực. Trong khi kẻ hèn kém lại thích phô trương, làm màu, thích "ngồi lên đầu" người khác.

Cổ nhân nói: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích 'ngồi lên đầu' người khác
0 Bình luận

Lời cổ nhân xưa nay vẫn có giá trị nhất định, thậm chí có những quan điểm vẫn còn áp dụng được đến hôm nay.

Trí tuệ cổ nhân với 6 loại tư duy lợi hại khiến chúng ta bái phục
0 Bình luận


Bài mới

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 giờ trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 20 giờ trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân: Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm; giữ miệng và phòng thân là việc quan trọng nhất đời người

Miệng lưỡi nhanh hơn trí não không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người khác.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ân tình của mẹ kế - Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau khi ba tôi qua đời, mẹ kế đột ngột biến mất không để lại dấu vết. Họ hàng trong nhà khuyên tôi “Mau về nhà xem thử, đừng để bà ấy mang hết những thứ có giá trị trong nhà đi”. Nghe vậy tôi chỉ biết cười khổ bảo: “Trong nhà còn gì giá trị đâu?”.

Ngược gió bão về nhà  – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau những chông gai và tổn thương, cô cuối cùng cũng đã tìm được bến đỗ hạnh phúc dành cho mình. Họ ngược gió bão để về nhà và tay vẫn trong tay.

Đề xuất