Tết qua còn lại gì? – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tết qua, trở lại thành phố, trái tim cũng đầy hơn những trải nghiệm và yêu thương. Đâu chỉ trên hành trình trở về mà cả những chuyến xe sau tết cũng có biết bao chờ đợi, mong ngóng.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng sớm, tôi choàng tỉnh, nhìn quanh thấy nhà cửa vắng hoe, chạy xuống bếp thấy vẫn còn đỏ lửa nên tôi đoán mẹ ở ngoài vườn.

Nhoằng một cái đã thấy mẹ bê rổ dưa chuột từ vườn đi vào, phía sau là bố, trên tay đang cầm rổ cà xanh non. Mẹ nói: “Chịu khó mang ra mà ăn con ạ, toàn rau sạch mẹ trồng đấy!”.

Chẳng biết bố mẹ dậy từ lúc nào, cơm đã chín, gà vịt cũng nấu xong cả rồi.Đưa hai cái hộp lèn chặt cơm và thức ăn được đặt ngay ngắn trong túi, bà dặn: “Các con mang đi dọc đường mà ăn. Đầu năm chắc quán xá họ chưa bán gì đâu, mà có bán giá cả cũng đắt đỏ lắm”.

Nhìn bố mẹ tóc đã bạc mái đầu nhưng lúc nào cũng đau đáu lo cho con cháu tôi thương đến thắt dạ. 3 ngày tết ở quê, bố mẹ bận rộn không ngơi tay. Ăn uống chẳng mấy nhưng bố mẹ vẫn gói bánh, nhóm bếp nấu một nồi bánh chưng, bánh tét thật to để ra tết đám con mang lên thành phố.

tet-qua-con-lai-gi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Làng xóm đến chơi bố mẹ chẳng khoe gì ngoài việc năm nay con cháu về đông đủ và có thêm một cháu nội. Chúng tôi ở xa quê về được mấy ngày tết liền tranh thủ đi thăm họ hàng, chúc tết, gặp gỡ bạn bè có khi lỡ bữa thế là mâm cơm sum vầy ngày tết chỉ có 2 ông bà già với nhau. Mấy ông con trai đôi bữa quá chén cũng khiến mẹ già thấp thỏm không yên, nửa đêm vội tỉnh giấc đi nấu nồi cháo đậu xanh để con dậy ăn cho giã rượu.

Mùng 1 tết, mẹ dặn đừng làm vỡ đồ kẻo không may, nhưng mấy đứa cháu nghịch ngợm, đuổi nhau quanh nhà làm vỡ 3-4 cái chén trên bàn. Bố bọn nhỏ bực quá quát ầm nhà, mẹ vội vàng ra can: “Bộ chén này cũng cũ rồi, vỡ cũng được để ra tết mẹ có cơ hội sắm bộ mới”. Nói xong mẹ lùa đàn cháu ra ngoài chơi để quét dọn vì sợ bọn nhỏ giẫm phải mảnh chén.

3 ngày tết vẫn đủ thời gian như mọi ngày, nhưng có lẽ vì có quá nhiều gắn bó, yêu thương, lưu luyến nên ai cũng thấy ngắn.

Tết qua, chuyến xe chở chúng tôi trở lại thành phố còn đầy hơn, chật hơn cả chuyến xe lúc về quê ăn tết. Nào là gạo, rau, hoa quả thu hoạch trong vườn,… Bố mẹ quần quật quanh năm chỉ đợi đến ngày con cháu về mang đi.

Xe chúng tôi chạy ra cửa rồi mẹ vẫn với theo đưa cho gói tăm, bố thì xách theo mấy hộp bánh thắp nhang ngày tết: “Còn cái này nữa, để lên xe cho bọn nhỏ ăn, bố mẹ không dùng đến để ở nhà hỏng đi thì phí”.

Con cháu về râm ran ít ngày rồi đi, ngôi nhà chỉ còn lại ông bà già đi ra đi vào. Đường trở lại thành phố sau tết tắc cứng, cứ 1 tiếng bố mẹ lại sốt ruột gọi điện hỏi con cháu đến nơi chưa. 10 giờ đêm, cứ nghĩ bố mẹ đã ngủ, nào ngờ tiếng chuông vừa vang lên đã nghe đầu dây bên kia giọng vui mừng của mẹ: “Về tới nhà rồi à con, mừng quá!”.

Tôi hỏi mẹ sao giờ này chưa ngủ, mẹ bảo: “Các con chưa về đến nhà mẹ ngủ sao được. Bố mẹ nằm lên giường rồi nhưng cứ thấp thỏm chờ các con điện thoại về mới yên tâm”.

Khóe mắt tôi cay cay khi nhận ra: Đâu chỉ trên trên hành trình trở về nhà mà cả những chuyến xe trở lại thành phố cũng có biết bao chờ đợi, mong ngóng. Tết qua, trở lại thành phố, trái tim cũng đầy hơn những trải nghiệm và yêu thương.

Xem thêm: Hối hận vì không về quê ăn tết với bố mẹ - Câu chuyện nhân văn xúc động

Đọc thêm

Tết sắp đến, nghĩ đến bảng chi tiêu của mẹ chồng năm rồi mà tôi vẫn còn lạnh sống lưng... mong năm này vợ chồng tôi sẽ có một cái tết nhẹ nhàng hơn.

Run rẩy trước bản chi tiêu Tết của mẹ chồng – Câu chuyện đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi chẳng thể ngờ được cái tết đầu tiên ở nhà chồng lại khiến tôi ám ảnh, kinh hồn bạt vía đến thế. Giờ tôi chỉ muốn trở về với bố mẹ đẻ, nơi tôi luôn được yêu thương và tôn trọng.

Ám ảnh cái Tết đầu tiên ở nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Từ ngày không còn chạy đua theo hình thức, không còn tự áp lực mình chuyện cúng Tết tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn hẳn và Tết cũng vì thế mà trở nên tươi đẹp hơn.

Áp lực chuyện cúng Tết – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?

Cổ nhân nói: Người tích thiện thì dư phúc lành, người tích bất thiện ắt thừa tai ương
0 Bình luận

Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...

Cổ nhân dạy: Cái gốc làm người chính là người chính trực
0 Bình luận

Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!

Trí tuệ cổ nhân: Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn giận là bản lĩnh
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất