Cổ nhân nói: “Phúc khí lớn nhất đời người nằm ở hai chữ đại khí”

Cổ nhân nói, người có đại khí, trong lòng có biển, có thể chứa được trăm sông, thu được phúc khí, làm nên đại sự. Người có đại khí, bất luận địa vị cao hay thấp, sự nghiệp lớn hay nhỏ, thân phận sang hay hèn đều có thể hiên ngang giữa đất trời.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại khí được cổ nhân nói đến trong câu “Phúc khí lớn nhất đời người nằm ở hai chữ đại khí” là để chỉ chiều sâu của thế giới nội tâm con người, là phong thái, thái độ và khí độ của một người. Đại khí cũng là biểu hiện của một phẩm chất toàn diện.

Cổ nhân nói: Người càng rộng lượng, phước lành sẽ càng nhiều

Cuộc sống luôn có những điều khiến bạn không vừa ý. Đường đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhưng chỉ cần bạn không vướng bận, tâm an và rộng lượng hơn thì phúc khí sẽ tự nhiên đến.

Còn nếu cứ cố chấp đi vào ngõ cụt, lòng người càng lún sâu thì con người sẽ ngày càng thụt lùi, sa vào vũng lầy của cuộc đời, khó lòng thoát ra được.

Ở đời, có người luôn than thân trách phận, cả đời bình thản chẳng làm nên chuyện gì lớn, nên trong lòng cứ lo âu, bất lực rồi gục ngã. Lại có người, cuộc đời chỉ luôn gặp những điều tầm thường, suốt ngày bận bịu, sóng gió liên tục ập đến. Nên chán nản buông lời nguyền rủa trời đất, nguyền rủa cuộc đời, than vãn mọi sự bất công.

Co-nhan-noi-phuc-khi-lon-nhat-doi-nguoi-nam-o-hai-chu-dai-khi-1

Trên thực tế, cuộc sống luôn công bằng với tất cả mọi người. Chỉ là so với những người mãi quẩn quanh với bận bịu tầm thường, thì họ lại hóa giải được những vướng mắc trong lòng. Họ nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, dùng đại khí như một vũ khí sắc bén để cắt đứt mọi cảm xúc tiêu cực trong lòng. Họ tin rằng, ánh dương sẽ luôn chiếu qua những kẽ hở. Cuộc sống này không chỉ có hai màu đen trắng, mà còn có những màu sắc sặc rỡ hơn, như cầu vồng xuất hiện sau mưa vậy.

Người đại khí từ xưa đến nay đều là người có trái tim rộng lớn, kiên định, bất khuất. Nên dù đối mặt với khó khăn họ vẫn có thể ổn định và giải quyết từng việc một.

Cổ nhân nói: Gặp người xấu nên mỉm cười cho qua, càng căm hận càng kém phúc

Trong cuộc đời này có nhiều chuyện không vừa ý, nếu cứ để tâm từng chút một liệu bạn có còn hạnh phúc không?

Bạn bè với nhau, khi khó khăn tôi giúp bạn. Ấy vậy khi tôi cần, bạn lại né tránh vì sợ gặp rắc rối. Tình bạn cũng vì thế mà tan vỡ.

Mấy ngày trước, cho một người vay tiền, số tiền cũng không nhiều lắm nên người đó hứa vài ngày sau sẽ trả. Nhưng kết quả lại biến mất trong biển người, không trở lại.

Có người sống trên đời mục đích duy nhất chỉ để trả thù. Thử hỏi nếu trong tim chỉ có thù hận, liệu mặt trời có còn soi sáng cuộc đời họ được không?

Co-nhan-noi-phuc-khi-lon-nhat-doi-nguoi-nam-o-hai-chu-dai-khi-5

Nếu nhất quyết làm lớn vấn đề không chỉ khiến mối quan hệ đi vào ngõ cụt, mà còn khiến bản thân mệt mỏi, khó chịu. Thay vào đó, hãy nhìn nhận vấn đề ở một góc độ tích cực. Hãy nghĩ rằng bạn mất một khoản tiền để mua một bài học quý giá cho cuộc đời, để bạn biết được rằng người bên cạnh có đáng tin hay không. Như thế bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Dáng vẻ của một người sau khi trải qua biến cố nói lên rất nhiều điều. Chuyện qua rồi hãy để nó qua đi, vì dù vướng bận thế nào cũng chẳng thể quay lại được nữa. Việc bạn chúng ta cần làm là mỉm cười và tiếp tục sống. Đó mới là tâm thế nên có của người khôn ngoan, nhìn thấu sự đời. Suy cho cùng, chuyện không vui cũng chỉ như hạt bụi trên quần áo thôi. Chỉ cần phủi chúng đi là sạch ngay vậy cớ sao phải vứt đi cả bộ quần áo?

Cổ nhân nói: Người có đại khí ắt thu được phúc khí của đời

Đường đời rộng mà cũng hẹp, cũng giống như lòng người vậy. Trong tâm là biển lớn hay đường nhỏ quanh co mấu chốt phải nhìn vào tâm thái của mình. Người đại khí là người không vướng bận quá khứ, sống vui vẻ, an yên. Họ có thể trút bỏ những bất bình, chấp nhiệm với số phận, thản nhiên nhìn nhận về thế giới đa chiều. Tâm tính của người đại khí tự như mặt trời ló rạng, cầm được thì cũng buông được.

Cổ nhân nói, phàm là người có đại khí trái tim sẽ trở thành biển cả, chứa đựng những dòng sông và những bất công. Biến chúng thành sự bình lặng, sống đúng với con người mình, không sân si, càng không mù quáng. Đại khí là một dạng tài phú, là cội nguồn cơ bản của phước lành.

Co-nhan-noi-phuc-khi-lon-nhat-doi-nguoi-nam-o-hai-chu-dai-khi-3

Người đại khí sống hòa thuận, rộng rãi với mọi người, dù rời đi cũng được người yêu quý, lưu luyến. Bất kể là tiền bạc hay công sức, chỉ cần có thể giúp được họ sẽ giúp, họ cũng không nhiều lời mà tự mình lo liệu hết thảy. Họ thường suy nghĩ thấu đáo và rất hào phóng trong cách cư xử với thế gian. Là vì trong lòng có đại khí, nên những người như thế thường chiếm được cảm tình của mọi người, đồng thời cũng thu hút được phúc khí trong cuộc sống.

Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, làm người có phúc lại càng khó hơn. Người đại khí hay không phụ thuộc vào tấm lòng chân thành, vị tha với cái tâm bao dung của mình.

Đại khí là một trạng thái của cuộc sống, cũng là một loại may mắn, một loại hạnh phúc trong đời người. Người có đại khí ắt sẽ hấp dẫn muôn hoa đua nở, kéo theo vô số phúc khí đến. Ngoài ra, đại khí cũng là một loại cảnh giới. Người đại khí là người chiến thắng bản thân, tự mình trưởng thành, tự mình cảm ngộ.

Xem thêm: 4 câu chuyện về mỹ đức hiếu thảo, đắc được phúc báo: “Sống hiếu thảo trời để phúc cho”

Đọc thêm

Cổ nhân dặn tiếng ồn ở đây không phải nói về sự cãi vã hay buồn tẻ, mà nói đến sự sống động, sung túc, sinh cơ. Một gia đình hạnh phúc, nhất định phải có âm thanh và tiếng ồn. Nếu không khí trong gia đình quá trầm mặc, tịch mịch thì sẽ thiếu sinh khí, niềm vui.

Cổ nhân dặn: “Trong nhà có 3 tiếng ồn này, con cháu hưởng phúc, gia đình hưng thịnh”, đó là gì?
0 Bình luận

“Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” là một câu tục ngữ dân gian ra đời từ sự kết hợp giữa văn minh hiện đại và phong tục dân gian truyền thống. Vậy câu nói này có ý nghĩa gì?

Cổ nhân dạy: “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” có nghĩa là gì?
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí”, một người có thể thành tài, gia đình có thể hưng thịnh hay không điểm then chốt nằm ở việc có mắc phải “3 tai họa” này không!

Cổ nhân nói: “Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí”, càng ngẫm càng thấy đúng!
0 Bình luận

Tin liên quan

Người khôn để miệng trong tim, khi trò chuyện với người khác người thông minh sẽ ít nói 3 điều này về bản thân, như thế không những được người khác yêu mến mà may mắn cũng tự nhiên tới.

Người khôn để miệng trong tim: Ít nói 3 điều này với người khác để gia tăng phúc khí
0 Bình luận

Người có phúc khí thường sở hữu 4 đặc điểm này, chỉ cần 1 điều thôi cũng đủ để bạn sống một đời an yên, bình lặng.

Người có phúc khí thường sở hữu 4 đặc điểm này!
0 Bình luận

Chỉ vài lời răn của Đức Phật đã khiến rất nhiều người thức tỉnh, sống đúng nhân quả, về gia được hưởng hạnh phúc, an nhàn, không cần con cháu vẫn sống tốt.

Phật dạy 6 cách để hạnh phúc khi về già: Làm được thì không cần con cháu vẫn sống tốt
0 Bình luận


Bài mới

Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 12 giờ trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đề xuất