Cổ nhân dạy: “Mẹ còn sống không chúc sinh, cha còn sống không để râu dài”, tại sao?

Cổ nhân dạy “tâm bất thiện, phong thủy vô ích, bất hiếu cha mẹ, thờ thần vô ích”, từ xưa đến nay trăm đức hạnh chữ hiếu đứng đầu. Nếu bất hiếu với cha mẹ thì dù có thành kính, kính cẩn với Thần như thế nào chăng nữa, tất cả đều là giả dối mà thôi.

Diệu Nguyễn
11:00 27/07/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân xưa kia rất coi trọng “đạo hiếu”, chính vì vậy mà trong hàng nghìn năm lịch sử đã lưu truyền rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về đạo hiếu. Ví như câu “Mẹ còn sống không chúc sinh, cha còn sống không để râu dài”, câu nói này có ý nghĩa gì?

Cổ nhân dạy: Mẹ còn sống không chúc sinh

Câu nói này của người xưa có nghĩa là: Khi mẹ còn sống, con không nên tổ chức sinh thần quá linh đình. Nhưng “chúc sinh” cổ nhân nhắc đến ở đây không phải là “sinh nhật”, mà là chỉ “mừng thọ”. Cụ thể là, theo người xưa qua năm 50 cha mẹ vẫn còn khỏe mạnh thì tốt nhất không nên làm lễ mừng thọ. Đây cũng là thể hiện tấm lòng hiếu thảo, tôn kính đối với cha mẹ.

Co-nhan-day-me-con-song-khong-chuc-sinh-cha-con-song-khong-de-rau-3

Tại sao cổ nhân đặc biệt nhấn mạnh “Mẹ còn sống không chúc sinh”, đó là vì muốn nhắn nhủ con cháu nên nhớ ơn sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ. Không chỉ chờ đến ngày sinh nhật mới bày tỏ sự yêu thương, biết ơn mẹ, mà nhân lúc mẹ còn khỏe mạnh nên thường xuyên về thăm nhà, chăm sóc mẹ, bày tỏ sự hiếu kính của mình.

Khi cha mẹ còn tại thế, con cái nên phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, đừng để đến khi cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con cái muốn báo hiếu nhưng cha mẹ không còn tại thế. Đến khi đó, có hối tiếc cũng đã muộn màng.

Cổ nhân dạy: Cha còn sống không để râu quá dài

Thời cổ đại, nam giới tới tuổi trưởng thành thường để râu, nhưng ở mỗi triều đại tiêu chuẩn để râu cũng sẽ có sự khác biệt. Ví dụ như, Hán Triều là 16 tuổi thành niên, triều Đường là 18 tuổi thành niên, sau đó đổi lại thành 22 tuổi là thành niên. Người xưa coi một bộ râu tinh mỹ là tiêu chuẩn của những người đàn ông đẹp.

Trong “Hiếu kinh” có đoạn: “Thân thể, mái tóc, làn da là của cha mẹ ban cho, con cái không dám làm hư hại”. Do đó, đối với người xưa việc không làm hư hại râu tóc cũng là một phương thức thể hiện đạo hiếu làm con.

Co-nhan-day-me-con-song-khong-chuc-sinh-cha-con-song-khong-de-rau-2

Cổ nhân dạy “Cha còn sống không để râu quá dài” tức là các thế hệ sau không được để râu trước mặt người lớn tuổi nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với người cha già của mình, người chủ của gia đình.

Bình thường sau khi cha mất con trai nên để râu ở môi trên, sau khi mẹ mất con trai nên để râu ở môi dưới và cằm. Khi cha mẹ đều qua đời thì để râu đầy đủ.

Kỳ thực tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô điều kiện, họ vô tư vị tha, âm thầm hy sinh cho con cái và không đòi hỏi sự báo đáp. Họ càng không quan tâm đến việc con cái có tổ chức lễ sinh nhật, mừng thọ hay để râu hay không. Mà điều họ thực sự quan tâm chính là sự bình an, hạnh phúc của con cái. Ngày nay, tư duy suy nghĩ và thẩm mỹ của chúng ta đã có sự đổi khác rất lớn so với người xưa, dù không để râu dài như lời cổ nhân dạy “Mẹ còn sống không chúc sinh, cha còn sống không để râu dài” thì ta cũng nên tiếp thu và kế thừa mỹ đức tốt đẹp về sự hiếu đạo, làm rạng rỡ truyền thống đạo hiếu hàng nghìn năm nay của cha ông.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Người có lông mọc nhiều ở 4 vị trí này tài lộc đến không cản được”

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận