Cổ nhân dạy “Ăn cơm tay không bưng bát nghèo cả một đời”, vì sao?
Cổ nhân dạy “Ăn cơm tay không bưng bát nghèo cả một đời”, là lời giáo dục, khuyên răn con cháu nên ý tứ, cư xử chuẩn mực trong lúc ăn cơm.

Cổ nhân dạy “Ăn cơm tay không bưng bát nghèo cả một đời” có ý nghĩa gì?
Người xưa có câu “Ăn cơm bằng miệng, chứ không pahir dùng miệng để gắp cơm”. Ý tứ của câu này cho rằng, khi ăn cần phải lấy thức ăn đưa lên miệng chứ không phải tùy tiện dùng miệng để ăn.
Thức ăn cần phải theo đến miệng chứ không phải miệng đi theo đồ ăn. Khi ăn uống phải dài tay đưa đồ ăn lên miệng, chứ không phải lúc nào cũng chúc đầu xuống đồ ăn rồi nhai ngấu nghiến.

Bởi vậy nên cổ nhân dạy khi ăn cơm phải một tay cầm đũa, còn tay kia cầm bát. Đây cũng chính là phương cách thể hiện thái độ cảm ân đối với từng bát cơm, hạt gạo làm ra. Nếu một tay cầm đũa mà tay kia không bưng bát thì đôi khi có thể làm đổ bát, khiến thức ăn vung vãi ra bên ngoài. Kiểu ăn này chắc chắn sẽ nghèo khổ cả đời. Thế nên cổ nhân dạy “Ăn cơm tay không bưng bát nghèo cả một đời” là vì thế!
Cổ nhân dạy “Chân rung vai nhún hại ba đời”
Ngoài vế đầu “Ăn cơm tay không bưng bát nghèo cả một đời”, thì cổ nhân còn dạy vế sau “Chân rung vai nhún hại ba đời”. Vế câu này chỉ những người đàn ông hay rung chân khi ngồi. Kiểu người này thường tự bằng lòng với cuộc sống, tự mãn với kết quả mình đạt được và thường được xem là kiểu người không có chí tiến thủ, dễ thỏa mãn.

Theo người xưa, người thường xuyên lắc chân sẽ làm hao tổn vận khí, tài lộc. Bởi lắc chân, rung chân sẽ khiến phúc khí, vận may rơi rụng hết. Hơn nữa, rung chân còn là biểu hiện của sự bất cẩn, ham chơi cho nên mọi người nên tránh xa thói quen này.
Ngoài ra, hành động nhún vai cũng là một loại cử chỉ tổn tài. Có vài người thích nhún vai, khi đi đường thích làm cho vai mình lắc động. Người thích nhún vai luôn giữ cổ thẳng về phía trước, giống như gà luôn vươn cổ kiếm mồi. Vì thế theo người xưa, kiểu người thích nhún vai không dễ sống ổn định, thường gặp nhiều xui xẻo trong cuộc sống.
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Người nghèo không dời nhà, người giàu không dời mồ”
Đọc thêm
Cổ nhân nói “Cây rung lá rụng người rung phúc bạc, ăn nói tùy tiện mệnh yểu không tốt”, để răn dạy con cháu phải biết giữ mồm giữ miệng, đừng khua môi múa mép kẻo đắc tội với người khác.
Cổ nhân dạy “Mượn gấp không mượn nghèo, mượn ba không mượn hai” là câu nói hàm chứa ý nghĩa về nghệ thuật vay tiền của người xưa. Nếu không kiên quyết và kỷ luật, rất có thể bạn sẽ vừa mất tiền vừa mất luôn cả một mối quan hệ thân thiết.
Cổ nhân dạy “Trên bàn không nên bày 3 món ăn”, vậy “3 món” trong câu ám chỉ món gì? Và vì sao người xưa lại nói như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tin liên quan
Cổ nhân nói: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”, không biết bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Theo bạn câu nói này mang hàm ý gì?
Cổ nhân dạy: “Bảy mươi ba, tám mươi tư, diêm vương không mời mà tự đi”, bạn có hiểu được thâm ý sâu xa của câu nói này không?
Cổ nhân nói “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” là để nhắc mọi người nên cân nhắc trước khi cho mượn để tránh mắc phải những sai lầm không đang có. Bởi mối quan hệ vay trả không chỉ phản ánh tu dưỡng đạo đức mà còn thể hiện sự đối đáp giữa tình nghĩa con người với nhau.