Cổ nhân nói: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”, vì sao?
Cổ nhân nói: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”, không biết bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Theo bạn câu nói này mang hàm ý gì?

Cổ nhân nói: Nghèo không đi đường thủy
Tại sao cổ nhân nói bạn không nên đi đường thủy nếu bạn nghèo? Đó là vì trong thời cổ đại, khi lũ lụt xảy ra, nó giống như một thảm họa diệt vong đối với người dân thường. Chính vì thế, việc quản lý lũ lụt luôn dựa án trọng điểm trong tất cả các triều đại.
Ngoài ra, ngư dân thời xưa cũng rất vất vả, thường xuyên phải ra khơi đánh bắt, lúc đó tàu thuyền nhìn chung không lớn, ít an toàn nên gặp thời tiết xấu thì rất nguy hiểm. Có rất nhiều ngư dân bị chôn vùi dưới biển theo cách này, vì thế người xưa mới nói câu nói này khuyên họ không nên bất chấp nguy hiểm như thế rất dễ mất mạng.

Thủy (nước) trong câu này không hoàn chỉ đường thủy mà còn có ý nghĩa là hoạt động bất hợp pháp. Khi ý nghĩa câu nói này của cổ nhân được mở rộng ra, nó còn mang hàm ý nhắc nhở mọi người dù nghèo khó vẫn nên giữ vững lập trường của mình. Đừng mạo hiểm tham gia vào các hoạt động phi pháp, làm giàu bất chính nếu không cuối cùng sẽ làm hại người khác và cả bản thân mình.
Cổ nhân nói: Giàu không nói chuyện ngoại tình
Ngoại tình ở đây không chỉ nói đến quan hệ nam nữ không đúng mực, nó còn có ý nghĩa tương tự như “phú quý bất năng dâm” tức là muốn cóphú quý không thể ham mê sắc dục, hư vinh.
Cổ nhân nói “giàu không nói chuyện ngoại tình” chính là để nhắc nhở chúng ta nên sống thanh đạm khi giàu có, không nên tiêu xài quá đà, phung phí tiền bạc một cách tùy tiện. Dù có cả núi của cải, núi vàng bạc nhưng nếu cứ mù quáng ăn tiêu phung phí thì sớm muộn phú quý cũng tiêu tan.

Người xưa cũng có câu: “Từ đạm bạc thành xa hoa thì dễ, nhưng chuyển từ xa hoa sang đạm bạc lại khó muôn phần”. Vì vậy, khi giàu có bạn không nên để dục vọng làm mờ mắt, phải học cách kiềm chế chính mình.
Những câu nói của người xưa được đúc kết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm phong phú, mang hàm ý ví von với nội hàm sâu sắc, đáng suy ngẫm. Vì thế, những câu nói này tới ngày nay vẫn mang được được rất nhiều coi trọng, noi theo. Với câu nói “nghèo khȏng đi đường thủy, giàu khȏng nói chuyện ngoại tình”, người xưa chỉ muốn nhắc nhở con cháu đời sau khi nghèo khó thì đừng vì cùng đường mà làm chuyện phi pháp, khi giàu thì cũng không nên tiêu xài phung phí kẻo có ngày hối hận.
Xem thêm: Người xưa khuyên: Đời người bất kỳ ai cũng cần có 5 bận rộn 1 nhàn rỗi
Đọc thêm
Cổ nhân dạy: “Bảy mươi ba, tám mươi tư, diêm vương không mời mà tự đi”, bạn có hiểu được thâm ý sâu xa của câu nói này không?
Cổ nhân nói “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” là để nhắc mọi người nên cân nhắc trước khi cho mượn để tránh mắc phải những sai lầm không đang có. Bởi mối quan hệ vay trả không chỉ phản ánh tu dưỡng đạo đức mà còn thể hiện sự đối đáp giữa tình nghĩa con người với nhau.
Cổ nhân nói “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác” dựa trên một điển tích xưa, nói về người tri thức chân chính ắt sẽ tiến bộ từng ngày.
Tin liên quan
Cổ nhân nói “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác” dựa trên một điển tích xưa, nói về người tri thức chân chính ắt sẽ tiến bộ từng ngày.
Cổ nhân nói hòa ở đây chính là thứ có thể hóa giải mọi bất hòa, tĩnh là khi tư duy vượt qua khổ nạn mà vẫn giữ được sự thư thái. Người biết “Dùng tĩnh khí dưỡng thân, lấy hòa khí đãi người” ắt sẽ làm nên nghiệp lớn!
Trí tuệ cổ nhân truyền lại chính là “Đại trí nhược ngu, hồ đồ lại hóa trí tuệ”, thà giả ngốc chứ đừng tự cho mình thông minh, bởi núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi ắt có người giỏi hơn.