Cổ nhân nói: “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác”, tại sao?

Cổ nhân nói “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác” dựa trên một điển tích xưa, nói về người tri thức chân chính ắt sẽ tiến bộ từng ngày.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân nói “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác”

Lã Mông, tự Tử Minh là người huyện Phú Pha, quận Nhữ Nam (Phụ Nam, An Huy ngày nay). Từ nhỏ Lã Mông thường theo anh rể là Đặng Đương vượt sông. Đặng Đương làm bộ tướng cho Tôn Sách, nên khi Lã Mông 15-16 tuổi cũng đã theo quân xuất chinh. Sau khi Đặng Đương qua đời, Lã Mông lên thay vị trí tiếp tục lãnh quân đánh trận, theo Tôn Quyền chinh chiến khắp nơi.

Khi tác chiến với bộ tướng của Lưu Biểu là Hoàng Tổ, Lã Mông làm tiên phong, xông ra trận chém được Trần Tựu, được phong làm Hoàng dã Trung lang tướng, được thưởng tiền ngàn vạn. Trong trận Bích Xích, Lã Mông với Chu Du và Trình Phổ đánh bại quân Tào, vây Tào Nhân ở Nam Quận. Tào Nhân thua chạy, Lã Mông tiến đóng chiếm cứ Nam Quận và được tấn phong làm Thiên tướng quân, sau làm huyện lệnh Tầm Dương.

Co-nhan-noi-ke-si-ba-ngay-gap-lai-nen-nhin-bang-con-mat-khac-2

Lã Mông ban đầu ít học, kiến thức nông cạn nên bị mọi người chê cười, gọi là “Ngô hạ A Mông” (cu Mông đất Ngô). Tôn Quyền thấy vậy đã hết lòng khuyên dạy Lã Mông và một dũng tướng nữa là Tưởng Khâm rằng: “Các khanh nay đều là người giữ chức vụ trọng yếu, nắm giữ việc quốc gia, phải đọc sách nhiều, để bản thân không ngừng tiến bộ”.

Lã Mông nghe vậy thoái thác nói: “Trong quân doanh thường khổ nhọc với nhiều sự vụ, e rằng thần chẳng có thời gian nào mà đọc sách được”.

Tôn Quyền nhẫn nại chỉ bảo: “Lẽ nào ta bảo các khanh nghiên cứu dùi mài kinh thư, làm đại học sĩ sao? Chẳng qua là bảo các khanh xem sách nhiều một chút, hiểu chuyện xưa nay, tăng thêm kiến thức mà thôi. Các khanh nói xem, sự vụ ai nhiều bằng ta? Ta khi còn trẻ đã học Kinh Kinh Thi, Thượng Thư, Lễ Ký, Tả Truyện, Quốc Ngữ, chỉ là chưa có đọc Chu Dịch. Từ khi ta chấp chính đến nay, lại nghiên cứu tỉ mỉ ba bộ sử là Sử Ký, Hán Thư, Đông Quan Hán Ký và sách binh pháp của các gia khác nhau, tự thấy thu được rất nhiều lợi ích”.

Rồi, Tôn Quyền lại nói tiếp: “Như hai khanh, tư tưởng khí chất thông minh dĩnh ngộ, học tập nhất định sẽ thu được nhiều lợi ích, sao có thể gạt việc đọc sách qua bên. Trước thì đọc Tôn Tử, Lục Thao, Tả Truyện, Quốc Ngữ và ba bộ sử là được. Như Khổng Tử đã từng nói: “Cả ngày không ăn, cả đêm không ngủ, cũng chẳng có gì tốt cả, vẫn không bằng đọc sách”. Hay như Quang Vũ Đế thời Đông Hán, dù mang trọng trách chỉ huy quân đội, nhưng tay không lúc nào rời sách. Tào Tháo cũng nói rằng, mình già mà vẫn hiếu học. Vậy sao các khanh còn trẻ mà lại không khích lệ mình cố gắng?”

Co-nhan-noi-ke-si-ba-ngay-gap-lai-nen-nhin-bang-con-mat-khac-1

Nghe những lời nói chân thành từ Tôn Quyền, từ đó Lã Mông bắt đầu chuyên tâm học tập cần mẫn. Những thư tịch ông đã đọc nhiều Nho sĩ cao niên vẫn không sánh được.

Sau khi Chu Du qua đời, Lỗ Túc lên thay nắm quyền quân sự nước Ngô. Trên đường nhậm chức, Lỗ Túc đi qua nơi Lã Mông đồn trú. Lã Mông bày tiệc khoản đãi Lỗ Túc. Lỗ Túc vẫn coi Lã Mông như xưa, là viên tướng hữu dũng vô mưu. Nhưng trong tiệc rượu, khi hai người đàm luận chuyện thiên hạ, thấy Lã Mông có rất nhiều tri thức chân thực, kiến giải sáng suốt, khiến Lỗ Túc kinh ngạc vô cùng.

Sau bữa tiệc, Lỗ Túc cảm động than rằng: “Xưa nay ta vẫn xem lão đệ chỉ là võ tướng dũng mãnh, đến nay mới biết kiến thức lão đệ quả là xuất chúng, thực sự chẳng còn là Ngô hạ A Mông nữa!”.

Lã Mông nghe vậy, chỉ cười đáp: “Sĩ biệt tam nhật, tức cánh quát mục tương đãi (kẻ sĩ từ biệt 3 ngày gặp lại thì nên nhìn nhận, đối đãi nhau bằng con mắt khác). Lão huynh ngày nay đã kế nhiệm chức thống soái, tài năng kiến thức không bằng Chu Công Cẩn (Chu Du), lại liền kề với Quan Vũ, thực sự rất khó khăn. Quan Vũ tuy đã cao tuổi nhưng hiếu học không mệt mỏi, đọc Tả Truyện vang vang, tính cách cương trực, khí khái anh hùng, nhưng lại quá tự phụ. Lão huynh ở liền kề với Quan Vũ, nên có kế sách hay đối phó”.

Sau đó, Lã Mông đưa ra ba kế sách cho Lỗ Túc, Lỗ Túc vô cùng cảm kích đón nhận. Sau này Lỗ Túc chết, Lã Mông lên thay làm đại đô đốc. Lã Mông liền trình bày kế sách đoạt Kinh Châu lên Tôn Quyền. Đó là tự cáo ốm để Quan Vũ chủ quan ở mặt phía đông, đồng thời giả vờ xin về Kiến Nghiệp an dưỡng. Nghe xong, Tôn Quyền bèn cho Lục Tốn ra thay chức đại đô đốc.

Quan Vũ nghe tin Lã Mông về Kiến Nghiệp liền tỏ ra coi thường nguy cơ từ hậu phương nên điều thêm quân lên phía bắc đánh Phàn Thành do Tào Nhân trấn thủ. Tướng Ngụy là Vu Cấm mang quân chống cự, cứu viện Tào Nhân, bị Quan Vũ đánh bại. Trong lúc Quan Vũ đang tập trung đánh Phàn Thành, Tôn Quyền lại sai Lã Mông trở lại làm đô đốc, đem quân đi đánh Kinh Châu.

Co-nhan-noi-ke-si-ba-ngay-gap-lai-nen-nhin-bang-con-mat-khac-3

Lã Mông ra lệnh cho quân sĩ mặc đồ trắng, cải trang thành thương nhân qua sông. Đồng thời cử tinh binh mai phục trong các thuyền nhỏ, nhanh chóng vượt qua các chốt phòng thủ gần bờ sông của Quan Vũ, vượt sông tiến vào vùng Kinh Châu. Lã Mông dẫn quân tốc chiến tốc thắng đoạt được Nam Quận, rồi sai Ngu Phiên đến thuyết hàng hai tướng Phó Sĩ Nhân và Mi Phương. Hai tướng này vốn bất mãn với Quan Vũ nên đồng ý đầu hàng, dâng Giang Lăng và thành Công An cho Tôn Quyền.

Quan Vũ ở phía Bắc sau khi biết chuyện Kinh Châu đã mất, không còn đường nên vội vã chạy về Mạch Thành. Quân tướng của Quan Công sợ hãi, lần lượt ra hàng Tôn Quyền. Lúc này, Tôn Quyền lại sai Phan Chương, Chu Nhiên chặn đường chạy về phía tây của Quan Công. Cuối cùng hai cha con Quan Công bị bắt, toàn bộ Kinh Châu thuộc về Tôn Quyền. Có thể nói, phần lớn công lao trong chiến dịch này là nhờ mưu kế của Lã Mông.

Lời bình câu cổ nhân nói: “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác”

Con người ai cũng có tiềm năng và những tố chất thiên phẩm chưa khai phá. Thường đa số mọi người đều thuận theo quan điểm, coi bản thân không có khả năng, sở trưởng đó, tự mình phong bế tiềm năng của chính mình. Cứ như vậy biến mình trở thành người không có thành tựu xuất sắc. Nhưng chỉ cần có người khích lệ, hướng dẫn hoặc có bậc minh sự dạy bảo, chỉ dẫn và họ dốc sức vào học hành, nghiêm túc nghiên cứu thì các tiềm năng kia sẽ dần lộ diện.

Cổ nhân nói “Kẻ sĩ ba ngày gặp lại nên nhìn bằng con mắt khác”, nghĩa là kẻ sĩ chân chính biết đọc sách nghiên cứu hàng ngày thì chỉ qua ba ngày là đã thêm sở đắc, có tiến bộ.

Co-nhan-noi-ke-si-ba-ngay-gap-lai-nen-nhin-bang-con-mat-khac-4

Kẻ sĩ chân chính ở đời không dung quan niệm cũ, cách nhìn xưa để nhìn nhận người. Họ càng không căn cứ vào ưu điểm, nhược điểm, sở trường, sở đoản, đức hạnh cao thấp của một người trước đây mà đánh giá người ta ở hiện tại. Bởi nếu họ là người bình thường, lười nhác thì vẫn sẽ là người như trước. Nhưng nếu họ thay đổi, học hành rèn luyện ngày đêm thì phải nhìn bằng con mắt khác.

Những người trẻ tuổi nếu hiếu học, thích tìm tòi nghiên cứu chuyện đời xưa, soi xét chuyện đời nay, thì họ ắt sẽ thành những bậc đại tài, mà Khổng Tử cũng phải ca ngợi “Hậu sinh khả úy”. Thế nên cỏ nhân rất khâm phục những người chăm chỉ học hành, rất coi trọng những người “sách chẳng rời tay”, vì họ giỏi tận dụng từng phút thời gian rảnh rỗi đầu tư cho học tập, là “người có chí, sự nghiệp ắt thành công”.

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Dùng tĩnh khí dưỡng thân, lấy hòa khí đãi người”, vì sao?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cổ nhân nói hòa ở đây chính là thứ có thể hóa giải mọi bất hòa, tĩnh là khi tư duy vượt qua khổ nạn mà vẫn giữ được sự thư thái. Người biết “Dùng tĩnh khí dưỡng thân, lấy hòa khí đãi người” ắt sẽ làm nên nghiệp lớn!

Cổ nhân nói: “Dùng tĩnh khí dưỡng thân, lấy hòa khí đãi người”, vì sao?
0 Bình luận

Cổ nhân dạy: “Trước nhà trồng ít tre, sau nhà trồng ít cây, con cháu ít gặp họa”, bạn có hiểu hết ý nghĩa của câu nói này không?

Cổ nhân dạy: “Trước nhà trồng ít tre, sau nhà trồng ít cây, con cháu ít gặp họa” vì sao?
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Trước nhà trồng cây to, giao đạo lao dốc”, vì theo quan niệm phong thủy việc cây to rộng có thể ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Cụ thể ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân nói: “Trước nhà trồng cây to, gia đạo lao dốc”, vì sao?
0 Bình luận

Tin liên quan

Khi quan niệm tư tưởng của một người thay đổi, thói quen đã trở thành tự nhiên thì nó sẽ thể hiện ra ở hành vi của người ấy. Hành vi này sẽ ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi cuộc đời của một người.

Học theo cổ nhân: Dạy con không nghe, không nhìn điều trái lễ nghĩa
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”, đây là lỗi mà nhiều người mắc phải khi làm nhà. Tại sao người xưa lại nói như vậy và câu nói này đến bây giờ có còn áp dụng được không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”, tại sao?
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Nằm ngủ chân không để hướng Tây, đầu không quay hướng Đông”, câu nói này không phải nói vu vơ mà hoàn toàn có cơ sở khoa học. Cùng tìm hiểu rõ hơn về câu nói này trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân dạy: “Nằm ngủ chân không để hướng Tây, đầu không quay hướng Đông”, vì sao?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
Căn nhà cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ngày con trai đưa thợ về đập bỏ căn nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân. Mẹ rơi nước mắt không chỉ vì tiếc căn nhà cũ mà còn vì xúc động, cảm thấy an lòng khi con trai đã trưởng thành, đủ sức chở che, gánh vác gia đình.

Hải An
Hải An 30/05
Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất