Người xưa khuyên: Đời người bất kỳ ai cũng cần có 5 bận rộn 1 nhàn rỗi
Người xưa khuyên con người cần làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới có thể trải nghiệm vẻ đẹp của cuộc sống này. “Năm ngày bận rộn, một ngày rảnh rỗi”, chính là vì như thế!
1. Người xưa khuyên đôi chân trần cần bận rộn để đi qua núi cao và sông sâu
Dù là học tập hay đi du lịch, thể xác hay tâm hồn đều phải đồng hành trên cùng một con đường. Khi đó thì núi non sẽ rộng mở trước mắt bạn.
Đời người khó ai tránh khỏi những thất vọng, có người ở chốn phồn hoa đô thị lui về đọc sách, cũng có người sống một đời đau khổ. Tất cả đều cần cho mình một chút an ủi.
Thế nên khi có thời gian bạn hãy thường xuyên ra ngoài ngắm cảnh, nhìn cỏ mọc, chim hót, nhìn đôi mắt dưới bầu trời trong xanh tràn đầy sức sống,… Khi đó tâm trí của bạn sẽ thoát khỏi những công việc bộn bề, những rắc rối lo toan của cuộc sống thường ngày. Dùng bước chân để đo núi sông và dùng làn gió để xoa dịu tâm hồn bạn.
2. Người xưa khuyên tay cần bận rộn để làm việc chăm chỉ
Siêng năng và rèn luyện có thể bù đắp được khuyết điểm của một người. Những nỗ lực có thể bù đắp cho những khuyết điểm bẩm sinh. Trồng một hạt kê vào mùa xuân và thu hoạch một vạn vào mùa thu. Ở đời gieo nhân nào thì gặt quả ấy, nếu chỉ muốn “há miệng chờ sung” thì chỉ có thể bị lừa hoặc lãng phí thời gian mà thôi.
Cuộc sống này không có nỗ lực nào là lãng phí cả. Cho dù bạn có đi sai con đường thì đó cũng không hối hận vì bản thân đã từng cố gắng hết mình.
3. Người xưa khuyên mắt cần tinh tường siêng năng quan sát
Thế giới nội tâm của một người thường được phản ánh qua vẻ bề ngoài cũng như khí chất của người đó.
Đánh giá cao lòng hảo tâm của người khác sẽ mở rộng trái tim của chúng ta. Đánh giá cao lòng tốt của người khác sẽ thanh lọc được trái tim của chính mình.
4. Người xưa khuyên tai cần bận rộn để lắng nghe và tâm hồn cởi mở
Ở đâu nói ít hơn, ở đó được nghe nhiều hơn. Thế giới không thiếu cái miệng biết nói, nhưng lại thiếu đi đôi tai biết lắng nghe. Hãy học cách lắng nghe ý kiến của người khác, bỏ tính kiêu ngạo và khiêm tốn chấp nhận những lời chỉ trích của người khác.
Mỗi người chúng ta đều có những khuyết điểm của riêng mình, hãy xem mọi lời chỉ trích người khác đều là bước đệm để bạn tiến về phía trước. Hiện nay, nhiều người mắc căn bệnh lười biếng và kiêu ngạo. Một trong những dấu hiệu của tính kiêu ngạo chính là không lắng nghe người khác, nhưng người khác phải lắng nghe ý kiến của họ.
5. Người xưa khuyên bộ não cần bận rộn để suy xét mọi việc một cách thấu đáo
Sống và học hỏi, để tâm trí có thể được làm mới mỗi ngày. Một khi trì trệ thì cuộc sống chắc chắn sẽ mất đi những khả năng mới, cũng đánh mất tương lai của chính mình.
Luôn hướng vào nội tâm, kẻ biết người là khôn ngoan, nhưng kẻ biết mình mới là người sáng suốt.
6. Một nhàn mà người xưa khuyên chính là trái tim được tự do
Bận rộn có giá trị của nó và an nhàn cũng có giá trị riêng của mình. Khi một người bận rộn, họ sẽ đánh mất tinh thần, đôi lúc đánh mất chính mình. Thân thể có sự bận rộn thì tâm trí cũng cần phải nhàn rỗi.
Khi tâm bạn an nhàn mà ngắm hoa tàn hoa nở, thì mới có thể làm được những việc to lớn. Chỉ khi con người sống yên bình thì mới có thể làm việc không lo đến thành bại. Sự nhàn hạ trong tâm hồn này chính là một khoảng không gian tự do của cuộc sống, chính sự tồn tại của nó làm cho cuộc sống nhàn nhã nhưng không luộm thuộm, bận rộn mà không hốt hoảng.
Xem thêm: Tránh chiếc áo từ bi – Câu chuyện xưa nhân văn sâu sắc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận