"Rợn tóc gáy" với 10 sự thật về cách người xưa tắm rửa và đi toilet

Đọc xong bài viết này Sống Đẹp chắc chắn bạn sẽ tự nhủ toilet và bồn xí tự hoại thực sự là những phát minh quá sức quan trọng của nhân loại.

Minh Hằng
Minh Hằng 04/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày nay, có lẽ ai cũng nghĩ rằng tắm rửa và đi toilet là một khoảnh khắc đầy riêng tư. Thậm chí, có người còn sử dụng nhà vệ sinh làm chốn yên bình để trốn tránh những thực tại mệt mỏi.

Nhưng đó là chuyện của bây giờ. Còn ở thế kỷ 19, câu chuyện ấy thực sự là rất xa xỉ. Dành cho những ai chưa biết, phòng tắm và nhà vệ sinh có cấp nước xuất hiện tại châu Âu từ cuối thập niên 1800. Trước đó, thứ người xưa sử dụng là các nhà vệ sinh công cộng. Và "công cộng" ở đây là đúng nghĩa đen luôn, khi người ta phải "đi" chung một chỗ, rồi cùng nhau trò chuyện khi đang làm thứ vốn dĩ là rất riêng tư trong thời đại ngày nay.

Nhìn chung, cách người xưa đi vệ sinh có rất nhiều sự thật thú vị và tương đối... rùng rợn. Chúng ta nên cảm thấy vui mừng khi đã sinh ra ở thời hiện đại.

1. Chỉ có chỗ công cộng, và tất cả phải dùng chung

Từ thời La Mã cổ đại đến Trung Cổ, phụ nữ và và đàn ông muốn tắm rửa đều phải đến nhà tắm công cộng, do chính quyền vận hành. Thậm chí trong văn hóa của họ, nhà tắm là nơi hết sức phù hợp để tăng mối quan hệ xã hội.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-1

Nhìn chung thì ngoại trừ việc phải tắm chung ra, các nhà tắm này cũng khá thú vị, có cả bồn nước nóng, nước lạnh, thậm chí tích hợp cả phòng gym và thư viện. Một số nhà tắm rộng đến mức có đủ chỗ cho 1600 người vào cùng một lúc.

2. Quên chuyện riêng tư đi

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-2

Tương tự với câu chuyện vệ sinh. Thời đại này sẽ có những nhà vệ sinh công cộng được xây dựng ở trung tâm thành phố, và chẳng có nổi một chiếc vách ngăn. Người thời xưa coi đây là hành động rất vì tập thể, dùng để nói chuyện phiếm với nhau trong lúc hành sự.

3. Nhà tắm như hồ bơi ngày nay

Thời nay, nhiều người thích vào phòng tắm để tận hưởng khoảnh khắc riêng tư của mình. Còn người La Mã khi xưa, họ mang đồ ăn, đồ chơi, thậm chí bàn chải đánh răng vào đó. Họ không ngần ngại xử lý những nhu cầu nhạy cảm và căn bản nhất, trong khi mồm vẫn đang trò chuyện với người khác.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-3

Hơn thế nữa, người La Mã khi xưa tin rằng phòng tắm là nơi rất phù hợp để làm quen và kết bạn. Theo một nghiên cứu, họ thậm chí sẵn sàng ăn tiệc luôn trong phòng tắm, y như hồ bơi ngày nay.

4. Dùng chung que chùi

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-4

Thời La Mã cổ, giấy vệ sinh chưa tồn tại. Người xưa giải quyết hậu quả sau khi "đi cầu" bằng một que gỗ gắn bọt biển để làm sạch... chỗ cần sạch. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, họ không có que chùi riêng. Tất cả các que chùi kèm bọt biển đều là hàng dùng đi dùng lại nhiều lần. Sau khi dùng (chùi), chúng được nhúng vào một chiếc xô chứa nước muối hoặc giấm để làm sạch cho người kế tiếp.

Mà chẳng biết có sạch thật không nữa.

5. Nude trên phố

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-5

Việc chuẩn bị tắm rửa thường được làm tại nhà, trước khi chính thức đến phòng tắm. Vậy nên, cảnh tượng một người đàn ông khỏa thân hoặc mặc độc chiếc quần lót đi nghênh ngang trên phố là điều khá phổ biến trong thời đại này.

6. Những chiếc toilet lộ thiên

Thời Trung Cổ, bạn thậm chí chẳng có nhà vệ sinh mà dùng. Nếu muốn giải quyết, hãy tìm một chiếc cầu thang, hoặc chui xuống gầm cầu, hoặc đứng giữa thanh thiên bạch nhật mà làm.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-6

Theo nhà sử học Carole Rawcliffe giải thích thì vào cuối thời Trung Cổ, mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe và vấn đề vệ sinh. Vì thế, nhà cầm quyền bắt đầu cấp tiền xây dựng các khu vực "phóng uế" nơi công cộng, để giúp thành phố sạch sẽ hơn. Người dân - chủ yếu là đàn ông - có thể giải quyết qua những chiếc lỗ được xây trên cầu, với mục đích xả thẳng thứ cần xả xuống dòng sông bên dưới.

7. Mùi sẽ là thứ ám ảnh nhất

Trong thời đại này, thiết kế nhà vệ sinh sẽ được dựa trên địa vị xã hội. Các lâu đài sẽ có một chỗ đặc biệt với lỗ được đặt ngay trên sàn nhà. Chiếc lỗ ấy nối xuống mặt đất bên ngoài lâu đài, để người có chức vị xả thẳng vào đó.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-7

Mô hình nhà vệ sinh kiểu này có một bất lợi là... mùi. Nó kinh khủng hơn gấp nhiều lần so với các nhà vệ sinh ngày nay, đặc biệt là vào mùa hè.

8. Phải dọn bằng tay

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-8

Việc sử dụng nhà vệ sinh trở nên phổ biến, cũng là lúc nảy sinh ra một công việc mới. Họ là những người chuyên đi thu dọn uế phẩm của xã hội, làm việc theo ca 24h ở các khu vực lớn. Còn những nơi nghèo hơn, tần suất thu dọn cũng ít hơn.

9. Đổ thẳng ra đường

Thời xưa, tiếp cận được các phương pháp thu dọn uế phẩm tối ưu nhất cũng phụ thuộc vào tầng lớp xã hội. Cùng với việc không có toilet trong nhà, người dân tại Edinburgh (Scotland) thường xuyên đổ thẳng uế phẩm ra ngoài.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-9

Người dân khi đó mỗi khi nghe thấy từ "Gardyloo" là lập tức né, bởi đó là âm thanh cảnh báo trước khi người ta đổ phân hay nước tiểu ra ngoài cửa sổ.

Việc này rất phổ biến, cho đến khi hệ thống dẫn nước xuất hiện vào thế kỷ 19.

10. Khi toilet là một ổ bệnh phẩm

Sau khi hệ thống thoát nước được lắp đặt tại châu Âu, số ca tử vong vì dịch tả và thương hàn cũng giảm đi nhanh chóng. Hóa ra nguyên nhân cũng là vì con người ta trước kia thường xả thẳng ra nguồn nước, gây ô nhiễm và nguy hại cho sức khỏe. Nghe thì có vẻ là chuyện đương nhiên, nhưng các nhà khoa học đã phải mất khá lâu để hiểu được chuyện này.

10-su-that-ve-cach-di-toilet-thoi-xua-10

Người đầu tiên phát hiện ra nó là Tiến sĩ John Snow. Tiến sĩ Snow tìm ra nguồn cơn nhiễm bệnh tại London là do một bể chất thải gần khu dân cư bị rò rỉ vào giếng ăn.

Xem thêm: 8 sự thật có thể khiến bạn sửng sốt, đặc biệt là điều số 6

Đọc thêm

Chó từ lâu đã được coi là người bạn trung thành của loài người và rất được yêu quý. Dưới đây là những sự thật thú vị về chó cưng không phải ai cũng biết.

10 sự thật thú vị về chó cưng của bạn: Chó có thể “ngửi” được cảm xúc chủ nhân
0 Bình luận

Nếu ngày xưa bạn từng hét vào chiếc quạt máy đang quay, hay đập vào chiếc TV khi nó không lên hình…thì chắc chắn bạn cũng đã có một “tuổi thơ thật sự dữ dội” đó.

Loạt ảnh cho thấy ai cũng có một tuổi thơ dữ dội
0 Bình luận

Tâm trí của một người bí ẩn như độ sâu của đại dương. Các nhà khoa học liên tục nghiên cứu bộ não và tìm hiểu thêm về các kiểu hành vi mới, kết quả là rất nhiều thông tin thú vị được khám phá.

10 sự thật về tâm lý con người khiến bạn bất ngờ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất