Cổ nhân nói: “Cây rung lá rụng người rung phúc bạc, ăn nói tùy tiện mệnh yểu không tốt”, vì sao?
Cổ nhân nói “Cây rung lá rụng người rung phúc bạc, ăn nói tùy tiện mệnh yểu không tốt”, để răn dạy con cháu phải biết giữ mồm giữ miệng, đừng khua môi múa mép kẻo đắc tội với người khác.

Cổ nhân nói: Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc
Cây thường xuyên bị rung lắc thì gốc cây sẽ không vững, bất lợi cho sự hấp thụ nguồn nước cũng như dinh dưỡng của cây. Cổ nhân nói câu này cũng tương tự với câu “Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn”.

Có lẽ, mọi người ai cũng từng nghe nói đến người đặc biệt thích rung chân thường đánh rơi hết phúc khí của mình. Bởi một người thích rung chân thì thường để lại cho người khác ấn tượng đầu tiên không tốt, dễ dạo cho đối phương cảm giác họ là kiểu người ất ơ, không có gì đáng tin cậy.
Cho nên, cổ nhân nói “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” chính là khuya răn mọi người nên chú ý đến hành động của mình, đừng rung chân tùy tiện kẻo người khác đánh giá.
Cổ nhân nói: Ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt
Đọc câu nói này có lẽ mọi người cũng có thể đoán được ý nghĩa của nó: Họa từ miệng mà ra, thế nên nếu ăn nói không suy nghĩ, không biết quản lý miệng của mình thì dễ rước họa vào thân.

Người xưa có câu: “Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan”. Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng trót nói ra những lời ác ý cũng là điều không thể chấp nhận được. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lỡ miệng đời thì chắc chắn kết cục sẽ không tốt.
Cổ nhân nói : “Ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt” chính là để khuyên răn mọi người nên chú ý lời ăn tiếng nói của mình, trước khi nói hãy suy nghĩ thật kỹ để không phải hối hận về sau.
Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?”, vì sao?
Đọc thêm
Cổ nhân dạy “Mượn gấp không mượn nghèo, mượn ba không mượn hai” là câu nói hàm chứa ý nghĩa về nghệ thuật vay tiền của người xưa. Nếu không kiên quyết và kỷ luật, rất có thể bạn sẽ vừa mất tiền vừa mất luôn cả một mối quan hệ thân thiết.
Cổ nhân dạy “4 kiểu nhà dù rẻ tới mấy cũng không nên mua” vì chúng sẽ ảnh hưởng đến công danh, tiền tài và sức khỏe của gia đình.
Cổ nhân dạy “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”, đây là câu nói bày tỏ quan điểm hôn nhân của người xưa, phụ nữ “tái giá” không được coi trọng bằng “góa phụ”. Nhưng tại sao người xưa lại có cách nhìn như vậy?
Tin liên quan
Cổ nhân nói: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”, không biết bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Theo bạn câu nói này mang hàm ý gì?
Cổ nhân dạy: “Bảy mươi ba, tám mươi tư, diêm vương không mời mà tự đi”, bạn có hiểu được thâm ý sâu xa của câu nói này không?
Cổ nhân nói “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” là để nhắc mọi người nên cân nhắc trước khi cho mượn để tránh mắc phải những sai lầm không đang có. Bởi mối quan hệ vay trả không chỉ phản ánh tu dưỡng đạo đức mà còn thể hiện sự đối đáp giữa tình nghĩa con người với nhau.