Chiếc chậu thau đồng – Câu chuyện nhân văn xúc động

Mọi người nghe bà Hải kể, mắt ai nấy đều đỏ hoe, kính cẩn nhìn chiếc chậu thau đồng. Bác cả đứng dậy, chắp tay lạy cái chậu thau đồng rồi mở ví, có bao nhiêu trong đó là bỏ hết vào chậu hết.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Hải có một chiếc chậu thau đồng nhỏ, cũ kỹ và móp méo. Thời sơ tán, đi đâu bà cũng tha cái chậu ấy đi, nhưng chỉ để đựng gạo chứ không bao giờ dùng nó để giặt giũ.

Sau này, mấy bận dọn nhà mới, bà Hải vứt đi nhiều thứ, duy chỉ có chiếc chậu thau đồng là bà vẫn giữ cẩn thận, mang theo, cất kỹ trong tủ. Việc duy nhất bà dùng đến cái chậu thau đồng bé nhỏ ấy là hóa vàng vào những ngày rằm, mồng một và chỗ chạp trong năm. Hóa vàng xong bà lại rửa sạch sẽ, lau khô rồi đem cất tủ.

Con cháu lâu dần cũng quen với việc bà Hải đặc biệt quý cái chậu thau đồng cổ lỗ sĩ ấy và coi nó như một thói lẩn thẩn của người già.

Bà Hải có một thói lẩn thẩn nữa là sợ nước. Đi sơ tán, việc gì khó mấy, vất vả mấy bà cũng xung phong nhận, chẳng hề nà gì, nhưng chỉ xin các thủ trưởng hãy tha cho bà chuyện lội đồng, xuống ao, ra sông, ra suối. Hồi trước, mỗi lần cơ quan tổ chức liên hoan du thuyền Hồ Tây, bà Hải đều tìm cách vắng mặt. Mấy chú thanh niên cứ nằng nặc lôi bà đi cho bằng được. Ngồi trên du thuyền đi vòng hồ, mặt bà trắng bệch như không còn giọt máu và tuyệt nhiên bà không cầm đũa gắp lấy một miếng thức ăn nào.

Hôm qua, thằng con trai đầu của bà đi Hà Tĩnh về. Cơ quan nó tổ chức một đoàn đại biểu vào tận nơi trao quà cho các gia đình bị nạn. Quà gồm 40 phong bì, mỗi phong bì 500 ngàn, tổng cộng được 20 triệu. Thằng con cả bà kể nhiều chuyện thương tâm lắm. Có gia đình chết 2-3 người, có nhà chết người lớn, để lại đàn con thơ, có nhà thì vợ mất chồng, chồng mất vợ.

Bà Hải yên lặng ngồi nghe, gần cuối mới hỏi: “Thế đoàn các anh đi ba ngày chi phí hết bao nhiêu?”.

Người con trai làm kế toán trưởng thật thà trả lời: “Dạ, khoảng 80 triệu ạ!”.

Bà Hải nghe xong mím môi không nói gì. Mãi sau bà mới nói với anh con cả: “Mai mẹ làm cơm, con báo cho con cháu tập trung ở đây nhé!”.

Người con trai biết tính mẹ nên không dám hỏi mai là ngày gì mà lại đột nhiên tập trung ăn cơm, chỉ gật đầu bảo “Dạ vâng, để con thông báo!”.

chiec-chau-thau-dong-xau-chuyen-nhan-van-xuc-dong

Khoảng 11 giờ hôm sau, 4 gia đình, dâu con rể cháu tập trung đủ cả. Cô dâu trưởng chạy vào bếp định giúp một tay thì người giúp việc bảo bà làm xong hết rồi, bà dặn mọi người chờ bà tụng kinh xong thì ăn cơm.

Tiếng bà Hải tụng kinh gõ mõ từ tầng 4 vọng xuống. Không ai dám ồn ào khi bà đang tụng kinh. Nửa giờ sau, bà Hải từ từ bước xuống, khoác bộ đồ nâu, tay cầm gói vàng mã. Rồi bà mở tủ lấy cái chậu thau đồng ra, đặt ở sân, từ từ hóa xong chỗ vàng mã rồi mới vào nhà bảo con cháu dọn cơm ra ăn.

Bữa liên hoan gặp mặt đại gia đình chỉ có 2 món là đậu phụ rán và rau muống luộc. Đám trẻ con nhìn nhau, người lớn thì cắm cúi nhìn mâm chẳng dám hé nửa lời. Bà Hải mời cả nhà ăn cơm rồi bảo ăn xong bà có chuyện muốn nói.

Nhìn bữa cơm đạm bạc, ai cũng thất vọng ra mặt, nhưng ăn vào vẫn thấy rất ngon. Mấy đứa trẻ quen ăn thịt nay ăn một bữa cơm chay thấy cũng hay hay.

Ăn xong, bà Hải gọi mọi người quây quần quanh bàn nước. Nhìn thái độ bà khác mọi ngày, con cháu ai cũng nơm nớp.

“Mỗi lần nhà ta có việc, mỗi gia đình đóng góp bao nhiêu thì hôm nay bỏ ra bấy nhiêu”, bà Hải nói.

Bác cả nộp 1 triệu, 3 người em mỗi người nộp 500 ngàn. Bà Hải cho số tiền 2 triệu rưỡi vào phong bì rồi đặt lên bàn thờ. Sau đó, bà ra sân lấy cái chậu thau đồng đã nguội, bỏ tro vào túi ni lông, xong cẩn thận đem rửa sạch cái chậu, lau khô, kính cẩn đặt cái chậu cũ lên mặt bàn nước. “Năm 1956, quê mình lụt to lắm, nước ngập hết cả. Nhà mình nước lên gần đến kèo. Bố bà, tức là cụ của các cháu khi ấy đang công tác xa. Ở nhà chỉ có mỗi cụ bà, bà và 2 người em nhỏ. Khi ấy bà 7 tuổi ngồi lên kèo tre, ông Hòa 3 tuổi ngồi trong cái thúng bọc vải mưa, còn bà Hiền mới 6 tháng thì nằm trong cái chậu thau đồng này”, nói đoạn bà Hải chỉ tay vào cái chậu bé tí.

“Bà lấy tay giữ cái thúng với cái chậu để hai em khỏi bị lật úp xuống nước. Thỉnh thoảng mẹ bà lại trèo lên, nhìn qua lỗ mái tranh xem trời bên ngoài mưa gió thế nào. Khi ấy rất lạnh. Bà ngồi ngâm chân trong nước, ông Hoàn với bà Hiền tuy không bị ướt nhưng cũng lạnh. Bà Hiền khi ấy nằm trong chậu thau đồng còn lạnh hơn. Có mấy củ khoai sống, ông Hoàn được ưu tiên gặm nên chịu nằm yên. Riêng bà Hiền khóc ghê lắm vì khát sữa. Cụ cố gắng nhét vú vào miệng con, nhưng sau 2 ngày không ăn không uống, ngâm mình trong nước lạnh nên sữa cạn khô. Bà Hiền khóc khản tiếng, rồi tự dưng im bặt suốt nửa ngày. Bà mới hỏi cụ: “Sao em Hiền không khóc nữa”. Cụ nói mà mắt nhìn đi chỗ khác: “Chắc em thiếu sữa nên lã đi thôi”. Lúc đó bà bé quá, đâu có biết là bà Hiền đã chết, chết khi mới tròn 6 tháng tuổi, chết ngay trong cái chậu thau đồng này, chết vì đói lạnh”, bà Hải nghẹn ngào kể.

“Mấy ngày sau nước rút, cụ mang bà Hiền đi chôn, quấn vào trong cái chiếu rách, lúc ấy làm gì có quan tài như giờ. Chôn con xong thì cụ ngồi khóc, khóc nức nở đến lả đi. Nếu còn sống chắc bà Hiền năm nay đã 54 tuổi rồi đó. Quê mình hay bị thiên tai bão lũ. Tháng tháng bà đều để dành khi được dăm chục, khi được một trăm. Cứ hễ nghe tin có bão lụt gì trong quê là bà lại gửi về ngay cho bác Thiện làm ở ủy ban xã để bác ấy chuyển cho các gia đình khó khăn, bị nạn. Cái phong bì 2 triệu rưỡi mà các con đóng góp khi nãy, mẹ sẽ chuyển về cho bác Thiện. Hôm nay, cảm ơn mọi người đã cùng bà ăn chay niệm Phật, chia sẻ với bà con vùng bão lụt”, bà Hải nhìn con cháu, xúc động nói.

Mọi người nghe bà Hải kể, mắt ai nấy đều đỏ hoe, kính cẩn nhìn chiếc chậu thau đồng. Bác cả đứng dậy, chắp tay lạy cái chậu thau đồng rồi mở ví, có bao nhiêu trong đó là bỏ hết vào chậu hết. Mấy người em thấy vậy cũng làm theo. Bọn trẻ con nhìn nhau, đứa nào trong túi có đồng nào cũng bỏ hết vào chậu.

Xem thêm: Tính toán từng đồng với mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhìn cả đồng lúa chìm trong nước lũ mênh mông, trời vẫn tiếp tục đổ mưa không ngớt, ông Tư mặt buồn rười rượi nghĩ “Mất trắng rồi còn đâu!".

Nước lũ ngập đồng làng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

80 tuổi, ông nội mới bắt đầu học dùng điện thoại thông minh và tôi đã trở thành “thầy giáo nhí” bất đắc dĩ của ông!

“Thầy giáo nhí” của ông – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi nằm thấy giấc mơ ấy để tôi có thể thấu hiểu được những vất vả, hy sinh của mẹ, để tôi hiểu rằng không phải cứ làm mẹ là có thể làm gì tùy thích.

Giấc mơ giúp tôi hiểu mẹ  - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Mới đây, nhiều người không khỏi xúc động khi biết có một tài xế xe ba gác ủng hộ toàn bộ tiền kiếm cả tuần cho bà con vùng bão lũ miền Bắc.

Chuyện bác tài xế xe ba gác ủng hộ tiền làm việc cả tuần cho bà con vùng bão lũ miền Bắc
0 Bình luận

Các tỉnh miền Bắc vẫn đang gồng mình chống chọi với thiên tai bão lũ và rất cần sự hỗ trợ. Vậy làm sao để quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ?

Các hình thức ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở miền Bắc
0 Bình luận

Vừa qua, cư dân mạng xôn xao trước thông tin một vị giáo sư U80 rút sổ tiết kiệm tiền tỷ ủng hộ đồng bào miền Bắc.

Giáo sư U80 rút sổ tiết kiệm 1 tỷ ủng hộ người dân vùng bão lũ miền Bắc: Đây chỉ là 'hạt cát' so với thiệt hại của đồng bào
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 14 giờ trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất