Vì sao người xưa nhất mực cho rằng, sinh đôi không tốt?
Cổ nhân cho rằng, sinh đôi là một việc không tốt cho gia đình. Vậy thực hư của chuyện sinh đôi này ra sao, cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.
1. Sinh đôi là không may mắn
Theo quan niệm của người xưa, nếu người phụ nữ mang thai đôi, họ lo rằng, gia đình đó sẽ không gặp may mắn và họ cũng e ngại trước những lời dị nghị của hàng xóm. Thông thường, gia đình đó sẽ lặng lẽ cho người ngoài một trong hai đứa con sinh đôi đó. Thậm chí, có trường hợp họ còn phá hai thai đó đi.
2. Sinh đôi ảnh hưởng đến quyền thừa kế
Đó là chuyện ngoài dân gian. Còn trong hoàng cung Trung Quốc thời từ ngàn xưa, việc sinh đôi có phải là điều cấm kỵ hay không hiện vẫn chưa rõ. Sử sách chính thống không có ghi chép cụ thể, nhưng trong dã sử vẫn lưu truyền những câu chuyện liên quan tới việc này.
Nếu phi tần mang song thai, thái y trong cung sẽ đến phán định xem thai nhi nào có sức khỏe yếu ớt rồi sau đó sẽ ra quyết định loại bỏ thai yếu đó đi, để lại một thai.
Ngoài ra, cũng có ghi chép rằng, nếu hai song thai đó đều là con trai và sinh ra đều sống cả thì cả hai đứa bé đó đều mất đi cơ hội thừa kế ngôi vị. Dẫu rằng vậy, mọi chuyện liên quan tới vấn đề này đến nay đều chưa có bằng chứng rõ ràng.
Cũng theo những ghi chép của người xưa, trong trường hợp phi tần sinh cho nhà vua song thai đều là nam và là con cả, để tránh sau này xảy ra việc anh em sinh đôi ruột thịt tàn sát lẫn nhau vì tranh giành ngôi báu, phi tần đó buộc phải giảm thiểu một thai.
Đó là những câu chuyện lưu truyền theo dã sử, còn trên thực tế, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc từng chứng kiến một số trường hợp sinh song thai trong hoàng tộc mà vẫn được đối xử đàng hoàng. Điển hình, vào thời Minh, Sở Cung Vương có vị phi tần tên Hồ Thị đã sinh ra hai con sinh đôi lần lượt đặt tên là Hoa Khuê, Hoa Bích. Sau này, hai người con song sinh này đều được phong vương.
Còn trong Bắc tề sách, Lâu thị Hoàng hậu của Bắc Tề Quốc sinh hạ long thai đôi. Sau này, hai người con của bà đều sống và được nhà vua hết sức cưng chiều.
Trong thời kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm của Trung Quốc, hậu cung của các Hoàng đế có rất nhiều phi tần, hoàng tử, công chúa. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong lịch sử lại gần như không hề nhắc đến trường hợp sinh đôi trong gia đình hoàng tộc.
3. Y tế lạc hậu
Do điều kiện y tế thời cổ đại lạc hậu nên dù sinh ra trong hoàng tộc cũng có nguy cơ mắc bệnh dị sản, đặc biệt là sinh đôi thì thể chất của những đứa trẻ này vô cùng yếu, nên thường các cặp song sinh sau khi ra đời sẽ chết yểu. Do đó, để tránh không cho người ngoài biết, cũng sẽ không dùng lịch sử chính thức ghi lại, cho nên đương nhiên sẽ không có thông tin như vậy.
4. Sức khỏe và dinh dưỡng kém không có lợi cho việc sinh đôi
Mặc dù trong Hoàng tộc, điều kiện sống và sức khỏe của người xưa cũng có nhiều phương diện khó so sánh với thời hiện đại của chúng ta, thậm chí Hoàng để “sủng ái” rất nhiều phi tần, dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt, sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ cũng không phải là tốt nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các cặp song sinh.
Xem thêm: Người xưa dặn: "Đời người 3 nơi không ở, 4 nơi không ngủ"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận