Vì sao người xưa dạy con tích đức, người thời nay lại dạy con tiêu tiền?

Người có đức thì sẽ có tiền tài phú quý, quyền cao lộc dày, con cháu đầy đàn, dòng họ phồn vinh. Thế nên người xưa luôn chú tâm dạy con cái hướng thiện, chú trọng tích đức.

Đỗ Thu Nga
12:00 12/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa truy cầu chân lý, chú trọng phẩm đức, không chỉ yêu cầu bản thân tận sức nỗ lực thực hiện mà còn vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng "đức hạnh" cho con cháu đời sau. Tinh thần "thân giáo" này đã trở thành chuẩn mực giáo dục con cái cho đời sau.

Thông qua những câu chuyện dưới đây, các bạn sẽ thấy rõ nét vì sao người xưa chú trong dạy con cách tích đức. 

Lục Du dạy con "học quý thân hành đạo"

Lục Du là thi nhân lỗi lạc thời Nam Tống. Ông có tính cương trực, không thích nịnh bợ ai nên rất được lòng dân chúng. Ông có 6 người con trai và con gái, ông cũng rất coi trọng giáo dục đối với con cái.

Ông thường bảo con rằng: "Chỉ mong các con sau khi trưởng thành, bà con hàng xóm đều khen ngợi các con là người có đạo đức. Cho dù làm một người dân thường, thì khi so với những người chức trọng quyền cao kia, cũng không hổ thẹn”.

vi-sao-nguoi-xua-chu-tam-day-con-cach-tich-duc

Ông cũng chỉ cho các con biết “Nhữ quả dục học thi, công phu tại thi ngoại” (nếu muốn học thơ, bản lĩnh phải ở ngoài thơ – ‘Kỳ Tử Duật’), tức là muốn viết văn thơ trước tiên phải làm người. Phải chú trọng tu thân, thường xuyên xét chính mình, có chỗ sai nhất định phải sửa; thấy người khác có hành vi tốt, phải chủ động tự giác học tập; không cần kết giao chung với những người có hoa mà không kết quả.

Lục Du giáo dục con phải có tri thức hiểu lễ nghĩa, trong "Ngũ canh độc thư kỳ tử" viết rằng: Bây giờ chính là thời cơ tốt để các con đọc sách, phải khắc khổ ra sức học hành, chớ làm mất cơ hội tốt. Đọc sách trọng yếu nhất chính là học để mà dùng, phải thực sự làm được đến "Thiện ngôn minh tọa yếu cung hành" (Lời nói hay phải khắc ghi và tự thực hiện - "Tự di''), "Học quý ở tự thân thực hành” (‘Kỳ nguyên mẫn’), “Tự tự vi ngôn yếu lực hành” (Từng chữ nói ra phải nỗ lực thực hiện – ‘Thụy giác văn nhi tử đọc thư’). Ông học theo khí tiết đạo đức người xưa, không nịnh bợ kẻ quyền quý, chính trực vô tư, luôn luôn nghĩ đến việc đáp đền tổ quốc.\

Ông cũng chỉ cho các con biết “Nhữ quả dục học thi, công phu tại thi ngoại” (nếu muốn học thơ, bản lĩnh phải ở ngoài thơ – ‘Kỳ Tử Duật’), tức là muốn viết văn thơ trước tiên phải làm người. Phải chú trọng tu thân, thường xuyên xét chính mình, có chỗ sai nhất định phải sửa; thấy người khác có hành vi tốt, phải chủ động tự giác học tập; không cần kết giao chung với những người có hoa mà không kết quả.

Bài thơ “Đông dạ độc thư kỳ Tử Duật” là Lục Du sáng tác vào đêm đông khi dạy con trai nhỏ Tử Duật đọc sách, tay ông nắm tay Tử Duật tập viết chữ, dạy con đọc sách nhất định phải chăm chỉ không ngừng, kiên trì bền bỉ: “Cổ nhân học vấn vô di lực, thiếu tráng công phu lão thủy thành” (Người xưa nghiên cứu học vấn không tiếc khí lực, thời trẻ bỏ ra công phu đến già mới thành công…).

Bài thơ “Tống Tử Long phó Cát Châu duyện” là lời khuyên tặng ông viết cho con trai thứ hai Lục Tử Long khi người con này đi nhậm chức quan ở Cát Châu. Trong thơ ông viết: “Nhữ vi Cát Châu lại, đãn ẩm Cát Châu thủy; nhất tiền diệc phân minh, thùy năng tứ sàm hủy!” [Con làm quan Cát Châu, chỉ uống nước Cát Châu; một đồng tiền cũng phải rõ ràng minh bạch, thì ai có thể tùy tiện nói xấu đây!]. Chính là ông yêu cầu con trai Tử Long làm quan công minh liêm khiết.

Ông còn khuyên răn con trai rằng: “Ở Cát Châu có vài bằng hữu của cha, họ chẳng những có học vấn, mà còn có phẩm đức tốt. Sau khi con đến nơi đó, có thể đến thăm họ, nhưng không được đưa ra bất kỳ yêu cầu gì đối với họ, có thể cùng họ khuyến khích động viên lẫn nhau. Không được coi trọng lợi lộc, liêm khiết giữ mình, trở thành một người toàn thân chính khí, thực sự mưu cầu hạnh phúc cho bách tính”.

Các con của Lục Du sau này đều trở thành những nhân tài hiền đức nổi tiếng gần xa.

Trương Anh dạy con “làm người dựng lập phẩm đức”

Trương Anh là đại học sĩ thời Thanh, luôn kính thần phật, thích làm việc thiện, làm quan thanh liêm chính trực. Ông thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, luôn báo cáo đầy đủ chi tiết đối với các thiên tai lũ lụt hạn hán diễn ra ở khắp nơi, cho nên rất được Hoàng đế Khang Hy tín nhiệm.

Trong cuốn gia huấn “Thông huấn trai ngữ” do ông viết có đề cập đến việc làm người phải dựng lập phẩm hạnh, đọc kinh thư, tu thiện đức, cẩn thận uy nghi, nói năng thận trọng. Trong gia giáo, ông không chủ trương thần sắc nghiêm nghị, mà là dùng lời nói giản dị dễ hiểu thường ngày, tỉ mỉ nhẫn nại. Ông chủ trương luôn giữ phương châm: dựng lập phẩm hạnh, đọc sách, dưỡng thân, chọn bạn. Đồng thời có tứ cương: Cấm nô đùa nhạo báng, thận trọng tôn nghiêm, nói năng cẩn thận, học kinh thư; tinh thông nghề nghiệp, học chữ mẫu; cẩn trọng hàng ngày, thận trọng quanh năm; chi tiêu tiết kiệm, báo đền ân nghĩa; bớt tụ tập yến tiệc, ít giao du.

Khi ông dạy con trai Trương Đình Ngọc cách đối nhân xử thế như thế nào, ông nói: “Kết giao với người, thì mỗi lời nói việc làm đều cần có ích cho người, đó là thiện nhân”, “Nếu mỗi hành động lời nói đều có thể suy nghĩ từ trong tâm vì ích lợi cho người khác mà hết sức hạn chế tổn hại người, thì người sẽ xem như Loan Phượng, quý như Nhân sâm Linh chi, tất được Trời Đất phù hộ, Quỷ Thần kính phục mà hưởng được nhiều phúc vậy!”.

vi-sao-nguoi-xua-chu-tam-day-con-cach-tich-duc-6

Trương Đình Ngọc nhớ kỹ dạy bảo của cha, từ nhỏ đã đọc thuộc kinh thư, đối xử với người khác rộng lượng cung kính cần kiệm, về sau nhậm chức Đại học sĩ, Quân cơ đại thần.

Sau này con trai của Trương Đình Ngọc là Trương Nhược Ải tham gia thi Đình đỗ Thám Hoa (thi đỗ Tiến sĩ phân ra Nhất giáp, Nhị giáp, Tam giáp, trong Nhất giáp có ba thứ bậc là Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, ba bậc này còn gọi chung là Đỉnh giáp). Sau khi Trương Đình Ngọc hay tin, đã nói rằng: “Khắp thiên hạ nhân tài đông đảo, ba năm thi thố ai cũng mong đỗ Đỉnh giáp. Thần chịu ân của triều đình hiện đang làm quan, mà con trai Trương Nhược Ải đỗ Thám hoa, tranh thứ tự với học trò nghèo, nên trong tâm không yên. Nhưng lại chịu ân Vua, ghi danh Nhị giáp đã là vinh hạnh vô cùng”.

Ông cho rằng con trai tuổi còn trẻ, vẫn nên nỗ lực học hành, rèn luyện, tích lũy phúc đức, có như vậy mới an tâm tin cậy. Bởi vậy ông khẩn cầu đưa con trai mình xuống vị trí Nhị giáp, Hoàng Đế Ung Chính chấp nhận lời thỉnh cầu của ông, nên sửa lại Trương Nhược Ải chỉ đỗ hạng nhất Nhị giáp. (Theo ‘Trúc Diệp đình tạp ký’).

Về sau Trương Nhược Ải nhậm chức Quân cơ xứ tại Nam Thư Phòng. Ông noi gương cha mình, tận tụy làm tròn phận sự, giữ thân khiêm nhường liêm chính. Mọi người đều khen ngợi gia phong Trương gia thuần hậu khiêm nhường, tâm sáng tỏ như nhật nguyệt, tổ tôn ba đời đều làm quan thanh liêm, nhân phẩm đoan chính, được lòng bách tính tin yêu.

Người xưa giáo dục con cái trọng đức hướng thiện, gửi gắm quan tâm và kỳ vọng cho đời sau, giúp con cháu đời sau tìm được điều căn bản nhất để làm người. Họ nhân từ yêu thương và yêu cầu nghiêm khắc đối với con cái, giúp con cháu có thể phân biệt được đúng sai, lựa chọn đúng đắn con đường nhân sinh của chính mình. Đây chính là tính toán lâu dài và có trách nhiệm với tương lai, là để lại nguồn tài sản đáng giá nhất cho con cháu.

Xem thêm: Cô nhân dạy: Cha mẹ nuôi con trở thành "người hiền đức" ấy mới là thành tựu lớn nhất đời

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận