Chân lý đúc kết từ "Tam quốc diễn nghĩa": Phàm là người thông minh sẽ không bao giờ hỏi 3 điều này

Nguồn gốc - xuất thân, thành - bại, được - mất là 3 điều mà những người thông minh không bao giờ mở miệng ra hỏi.

Đỗ Thu Nga
15:00 03/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử kinh điển. Tác phẩm này được xem là 1 trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. Tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội đã vượt xa giá trị văn học của nó. 

Tam quốc diễn nghĩa là món ăn tinh thần mang đến cho độc giả những suy nghĩ phong phú, đa chiều. Là một "món ăn tinh thần", cách hành xử của các vị tướng trong Tam quốc diễn nghĩa đem đến cho cuộc sống của chúng ta những giá trị đáng để tham khảo, học hỏi. 

Dù có xuất thân khác nhau, dù có lúc thành lúc bại, lúc mất mát đau thương nhưng các anh hùng chí sĩ trong Tam Quốc luôn dùng thái độ lạc quan để đối diện với khó khăn. Họ sử dụng những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được để nói với chúng ta rằng: Những người thông minh sẽ không bao giờ mở miệng ra hỏi 3 điều sau:

Không hỏi nguồn gốc - xuất thân

Nếu là fans của Tam Quốc thì có thể dễ dàng nhận thấy, Tào Tháo là người có năng lực mạnh nhất trong thế chân vạc 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô. Song Tào Tháo lại xuất thân trong gia đình có ông nội là thái giám. Vì thế ông không được mọi người xem trọng.

Một trong "bảy người con của Kiến An) là Trần Lâm, trong bài hịch của mình đã mắng Tào Tháo: "Thứ hoạn quan, không có phẩm hạnh". Thời bấy giờ, xuất thân cao quý giống như một tấm thẻ thông hành trong xã hội, làm gì cũng dễ dàng.

Pham-la-nguoi-thong-minh-se-khong-hoi-3-dieu-nay-0

Nhưng Tào Tháo không tin điều này, ông đã dùng hành động của mình để thách thức mọi định kiến. Và cuối cùng, ông đánh bại Viên Thiệu, thống nhất miền Bắc. Ông còn dùng thực lực của bản thân để cho mọi người thấy thế nào là "xuất thân không tạo anh hùng". 

Dựa vào tài trí và bản lĩnh của mình, ông hiểu sâu sắc tài năng của 1 người khổng phải do xuất thân quyết định. Bởi vậy, khi ở vị trí cao, ông vẫn không ngừng chiêu mộ nhân tài. Tào Tháo chủ trương "chiêu mộ nhân tài không hạn chế theo một khuôn mẫu nào cả". Đối với ông, năng lực không quyết định bởi xuất thân của nọ. Tài năng và học thức mới là thước đo nhân cách.

Cũng nhờ cách chiêu mộ nhân tài không bàn xuất thân này mà Tào Tháo đã lật đổ quan niệm truyền thống, dựng nên cơ nghiệp hiển hách. 

Không hỏi thành - bại

Trong thời loạn lạc, nhiều người ngày đêm cố gắng xưng hùng, xưng bá, cố gắng tạo dựng sự nghiệp. Và trong số đó có người bán giày cỏ Lưu Bị. So với Tào Tháo, Tôn Quyền thì Lưu Bị không có bất kỳ chỗ dựa nào, ông là ví dụ rõ nét của câu "tay trắng lập nghiệp".

Ở tuổi 24, Lưu Bị lần đầu lập nghiệp. Ông cùng Quan Vũ, Trương Phi gom hết đồ đạc trong nhà tham gia khởi nghĩa Hoàng Cân, chiếm đóng được huyện lệnh An Hỉ. Nhưng không lâu sau đó, ông để lại thư rồi rời đi.

Ở tuổi 35, ông khởi nghiệp lần thứ 2. Đào Khiêm bệnh nặng, đem Từ Châu tặng không cho Lưu Bị. Không dễ dàng gì ông mới có được mảnh đất thuộc về riêng mình nhưng sau cùng vẫn bị Viên Thuật và Lã Bố cướp mất.

Ở tuổi 39, Lưu Bị khởi nghiệp lần 3. Vừa bắt đầu, ông bị Tào Tháo dẫn quân đánh tan cửa nát nhà.

Ở tuổi 40, ông khởi nghiệp lần 4. Lúc này, ông có hai bàn tay trắng, vì sinh tồn bất đắc dĩ phải dựa vào Lưu Biểu. Lưu Biểu ngoài mặt thì vui vẻ chào đón, bên trong lại đầy ý nghi hoặc.

Pham-la-nguoi-thong-minh-se-khong-hoi-3-dieu-nay-9

Nếu đổi là người khác, e rằng đã từ bỏ từ lâu, nhưng Lưu Bị thì khác. Từ điển của ông không có từ bỏ cuộc. Sau mỗi lần thất bại, ông sẽ kiểm điểm lại bản thân và tiếp tục hành trình khởi dựng sự nghiệp.

Ở tuổi 48, Lưu Bị khởi nghiệp lần thứ 8. Trong 8 năm qua, ông ngày ngày cần mẫn đào tạo binh lính, cuối cùng nhờ trận Xích Bích mà bắt đầu hiện thực hóa ước mơ của mình. 

Ông dốc toàn lực cả một đời mà vẫn không hoàn thành được ước mơ khôi phục đại nghiệp nhà Hán, nhưng cho dù có khó khăn và thất bại ra sao, ông cũng không để thành công hay thất bại nhất thời đó chi phối mình. Sự cố chấp, sự điềm nhiên ấy, đủ để vỗ về một đời bôn ba của Lưu Bị.

Có người nói: "Có thành công thì ắt có thất bại. Đừng quá cưỡng cầu mọi thứ đều tốt, phải thành công". Mỗi lần thất bại là một lần có thêm hánh nặng tâm lý. Thế nhưng, nếu ai biết nhìn nhận, biết biến nó thành động lực thì chắc chắn trong tương lai sẽ thành công.

Không hỏi được - mất

Lựa chọn khó khăn nhất của đời người, có lẽ là chọn giữa được và mất. Về điểm này, chúng ta có thể thấy khi nhìn vào Lỗ Túc. 

Lỗ Túc sinh ra trong gia đình khá giả, hay làm việc thiện giúp đời. Thường ngày, Lỗ Túc hay giao lưu, kết bạn với các danh sĩ, điều này khiến ông thu về cho mình 1 lượng fan lớn. Ngay một người kiêu ngạo như Chu Du cũng phải cảm phục tấm lòng hào sảng của Lỗ Túc.

Chu Du từng hỏi vay lương thực Lỗ Túc, lúc đó trong nhà ông còn hai bồ lúa, nhưng ông sẵn sàng đưa cho Chu Du một bồ. Vào thời loạn lạc đó, lương thực là thứ quan trọng hàng đầu. Lỗ Túc lại hào phóng cho đ như vậy, quả là người không coi trọng lợi ích cá nhân.

Pham-la-nguoi-thong-minh-se-khong-hoi-3-dieu-nay-6

Sau này, Chu Du tiến cử Lỗ Túc cho Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích, các cố vấn dưới trướng Ngô Quyền đều chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà đồng loạt muốn đầu hàng trước Tào Tháo. Duy chỉ có Lỗ Túc là bác bỏ ý kiến ​​của mọi người. Ông nói với Tôn Quyền:

"Dân chúng có thể đầu hàng trước Tào Tháo, nhưng tướng quân không thể. Nếu tôi đầu hàng trước Tào, tôi vẫn có thể làm quan. Nhưng nếu chủ công đầu hàng trước Tào Tháo, liệu chủ công còn có thể trị vì một phương được nữa không?".

Lời của Lỗ Túc khiến Lưu Quyền vô cùng cảm động. Ông hạ quyết tâm "cùng Lưu chống lại Tào". Cuối cùng, ông đã giành chiến thắng trong trận Xích Bích. 

Có thể thấy, Lỗ Túc khi hành động, bất kể trên phương diện nào cũng chú trọng đại cục, không màng lợi ích cá nhân. Chính vì vậy mà người đời sau luôn ca tụng ông là "nhà thông thái thực thụ ở Giang Đông".

Tóm lại: Thị phi thành bại, ngoảnh lại cũng chỉ là hư không. Xuất thân, thành bại hay được mất, không phải là những thứ chúng ta nên xem nhẹ sao?

Chỉ khi không quá quan trọng xuất thân, bạn mới có thể kiên định với khát vọng ban đầu của mình. Chỉ khi bạn không quan trọng thành công hay thất bại, bạn mới có thể tự tin tiến về phía trước. Chỉ khi bạn xem nhẹ thành quả và mất mát, bạn mới không phải hối tiếc về những thứ bạn làm.

Đời người, chỉ có học cách nhìn thoáng mọi thứ, bạn mới có thể sống tự tại, an yên.

Xem thêm: Tuân Du - "bậc thầy mưu trí" thời Tam Quốc: Kiếm có thể buông, đầu có thể lìa nhưng mưu thì không 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận