Nhân viên 35 tuổi nhắc nhở dân công sở: Đừng quá thân với đồng nghiệp, mọi mối quan hệ đều cần "ranh giới"

Với các mối quan hệ tử tế và chuyên nghiệp chốn công sở, bạn có thể mua cà phê hoặc ăn trưa cùng đồng nghiệp, nhưng không nhất thiết phải mời họ về nhà tham dự các sự kiện đặc biệt của gia đình hay giúp đỡ họ vô điều kiện.

Đỗ Thu Nga
10:27 15/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Với thời lượng 8 tiếng mỗi ngày (thậm chí còn nhiều hơn) dành cho công việc, các mối quan hệ chắc chắn sẽ được hình thành. Đây là điều tốt. Có bạn bè là đồng nghiệp sẽ tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc trở nên quá thân thiết với đồng nghiệp của mình.

Bởi "khoảng cách sinh ra vẻ đẹp". Nếu cách quá xa, mối quan hệ sẽ dễ nhạt. Nhưng nếu ở quá gần, mối quan hệ sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Dù là bạn bè hay đồng nghiệp, chỉ nên giữ một khoảng cách phù hợp mới có thể duy trì mối quan hệ lâu dài, hòa hợp.

Càng thân thiết, mâu thuẫn càng nhiều

Câu chuyện 1:

Có lần tôi cùng anh họ sang Nhật Bản, anh ấy đi công tác còn tôi đi tìm nguồn hàng mới. Vì thuận đường nên cả hai đi chung. Lúc chuẩn bị về nước thì bất ngờ nhận được tin nhắn của các đồng nghiệp nhờ mua mỹ phẩm, trái cây, đặc sản... Lúc ấy anh chưa trả lời thì chuông tin nhắn lại vang lên: "Xem tin nhắn xong thì hồi âm nhanh nhé!".

Anh họ tôi vốn là người cả nể, muốn tạo ra nhiều mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nên họ xem việc đó là đương nhiên. Nào là yêu cầu chuyển phát nhanh, đặt cơm hộ, mua đồ hộ...

Thấy cảnh này, tôi bực nói: "Có ai nhờ vả mà nói chuyện thế này không? Sao tôi phải mua đồ giúp chứ?". Anh cứ nói thẳng câu này với họ đi, đảm bảo sau này họ sẽ không dám nhờ mà tỏ thái độ kiểu đó nữa.

Nhìn thấy anh ấy chần chừ, tôi càng thương hơn. Lương thiện quá cũng là một loại bệnh. Bị người ta lợi dụng mà không dám từ chối.

nhan-vien-35-tuoi-nhac-nho-ve-moi-quan-he-dong-nghiep-o-chon-cong-so-8

Câu chuyện 2:

Giám đốc của tôi từng kể, trước đây anh có một cấp dưới có gia cảnh khó khăn. Mỗi ngày đều đi tàu điện ngầm hoặc xe đạp công cộng đến nơi làm việc. Thấy vậy, giám đốc liền đề nghị cho cấp dưới quá giang mỗi ngày.

Tháng đầu tiên, người cấp dưới tỏ ra xấu hổ, đôi khi tặng 1 vài món quà nho nhỏ, mời giám đốc đi ăn hay mua cà phê để thể hiện lòng biết ơn. Nhưng dần dần, anh ta bắt đầu xem đó là chuyện đương nhiên. Ngoài giờ đi làm, lúc tan sở còn kêu giám đốc ghé qua chỗ này chỗ kia để anh ta mua đồ. Giám đốc của tôi vốn là người hiền lành và rất ngại từ chối cấp dưới nên đã thực hiện mọi yêu cầu về đi lại của anh ta.

Một ngày nọ, giám đốc của tôi nhận được điện thoại từ bệnh viện nói mẹ anh ấy phải nhập viện. Giám đốc lo lắng vội lái xe đến đó. Buổi chiều, không thấy giám đốc chờ, người cấp dưới liền gọi điện với giọng điệu khó chịu: "Sao anh về trước mà không thèm nói với tôi tiếng nào thế?". 

Giám đốc của tôi lúc này rất tức giận, đáp lại: "Xe của tôi còn cần phải xin phép anh. Tôi cho anh đi nhờ cả tháng nay, anh không hỏi tôi có chuyện gì không, còn tỏ thái độ trách mắng! Ngày mai anh cũng chẳng cần đến công ty làm việc nữa đâu, chỗ tôi không chấp nhận người không có đạo đức như thế!".

Lúc này, người cấp dưới mới sợ hãi, liên tục nói lời xin lỗi. Thế nhưng mọi thứ đã quá muộn!

nhan-vien-35-tuoi-nhac-nho-ve-moi-quan-he-dong-nghiep-o-chon-cong-so-0

Vì sao nhiều người bị mắc kẹt trong những tình huống trên?

Cả nể đồng nghiệp là chuyện xảy ra thường xuyên như cơm bữa ở chốn công sở. Vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp; vì sợ bị đồng nghiệp cô lập; vì sợ bị đồng nghiệp nói xấu... nên nhiều người răm rắp thực hiện những yêu cầu của các đồng nghiệp.

Chuyện nhờ vả nhau là rất bình thường giữa người quen, đồng nghiệp. Tuy nhiên, trước khi giúp họ, bạn cần hiểu rõ đạo lý: Giúp người một, hai lần thì người biết ơn. Nhưng nếu họ nhờ gì bạn cũng nhận làm, không xem xét đến việc bản thân có bận hay không, có mệt hai không thì bạn đang rơi vào hoàn cảnh "tự hại mình". Bạn biến bản thân trở thành "thói quen nhờ vả" của đồng nghiệp. Họ sẽ mặc định, nhờ gì bạn cũng phải làm. 

Và sau này, nếu thực sự gặp sự cố, từ chối họ, bạn nhất định sẽ bị đối phương xem là cố tình không muốn giúp, ích kỷ...

nhan-vien-35-tuoi-nhac-nho-ve-moi-quan-he-dong-nghiep-o-chon-cong-so-3jpg
Đừng để bản thân mắc kẹt trong mối quan hệ đồng nghiệp chốn công sở

Bạn nên nhớ, quan hệ giữa người với người cũng cần tuân thủ theo quy tắc thích ứng tâm lý: Khi con người tương tác gần quá lâu, sẽ có sự thay đổi phức tạp trong tâm lý. Giống như việc lúc mới nhìn một người mẫu trên tạp chí sẽ thấy họ đẹp nhưng nhìn lâu sẽ thấy chán. 

Tâm lý con người là vậy, dù buồn hay vui đến mấy thì qua thời gian, mọi thứ sẽ nhạt dần. Vì thế, nguyên tắc thích ứng tâm lý cũng là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp. Đối xử với người khác cần có khoảng cách, có giới hạn thì họ mới quý, mới trân trọng mình.

Đừng quá thân thiết với đồng nghiệp, mọi mối quan hệ đều cần có "ranh giới"

Những người nhận thức rõ "ranh giới" trong những mối quan hệ chốn công sở sẽ có cách cư xử tinh tế, vừa không làm mất lòng đồng nghiệp, vừa không biết mình trở thành "tay sai" của họ.

Đừng bao giờ sợ mất bạn, mất đồng nghiệp mà ngại từ chối. Nói thẳng ra, bạn không hài lòng hoặc không muốn nhận lời giúp đỡ. Mỗi người có một cuộc sống riêng, đừng ép bản thân làm điều mình thấy khó chịu để làm hài lòng người khác.

nhan-vien-35-tuoi-nhac-nho-ve-moi-quan-he-dong-nghiep-o-chon-cong-so-2
Hãy giữa "ranh giới" trong mối quan hệ đồng nghiệp

Amy Cooper Hakim - một chuyên gia tâm lý và nhà nghiên cứu tại nơi làm việc từng nói rằng: "Bạn không cần phải là người đồng nghiệp tuyệt vời nhất. Tôi hiểu rằng, bạn muốn trở nên tử tế, chuyên nghiệp và tốt bụng. Nhưng chúng ta không cần phải thổ lộ với mọi người trong công việc những bí mật đen tối sâu thẳm nhất hay những mục tiêu và ước mơ lâu dài của bản thân". Hơn thế nữa, chúng ta không cần phải giúp đỡ đồng nghiệp vô điều kiện để lấy lòng họ. Mọi mối quan hệ cần có "ranh giới" rõ ràng.

Thời gian là hữu hạn, và bạn cần phải thận trọng khi đầu tư khoảng thời gian của mình. Tất nhiên bạn vẫn cần có bạn bè ở nơi làm việc, nhưng không thể là bạn tốt của tất cả mọi người được. Những cách nêu trên chỉ đơn giản là biến sự tận tâm chu đáo thành một thói quen thường ngày. Chúng chỉ tốn vài giây của bạn, nhưng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều.

Sai lầm người trẻ hay sa lầy ở chốn công sở: Coi công ty như gia đình

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận