Tuổi già cô độc – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Cứ nghĩ có tiền con cái sẽ ở bên quan tâm chăm sóc, nhưng đến lúc tuổi già cô độc trong căn nhà khang trang rộng lớn vợ chồng tôi mới hối hận: Giá lúc xưa đừng cố kiếm nhiều tiền như thế!

Lúc còn trẻ, vì muốn có kinh tế để lo cho con cái đầy đủ nên vợ chồng tôi chỉ mải mê kiếm tiền. Chúng tôi mở xưởng kinh doanh quần áo, rồi chuyển sang may mặc và phân phối,… Đến khi có vốn, chúng tôi lại lấn sang mảng bất động sản. Công việc làm ăn bận rộn, nên 2 đứa con từ nhỏ đã ở với ông bà ngoại, một tay ông bà chăm sóc, dạy dỗ.
Khi chúng đi học, thì tôi thuê gia sư về nhà kèm cặp. Một tháng, bữa cơm gia đình tôi ngồi ăn cùng chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chuyện học hành, ăn mặc, ngủ nghỉ của các con đều do bảo mẫu và gia sư lo hết. Vợ chồng tôi chỉ cần nhìn bảng điểm là được.
Cứ thế, những năm tháng tuổi trẻ, vợ chồng tôi chỉ biết đến tiền. Đến khi có tiền chúng tôi liền mua nhà đất, mua tô tô, xây biệt thự. Để khi về già, chúng tôi lại cô độc trong chính căn nhà ấy,
Hai đứa con của tôi, đứa con trai thì hiện đang làm cho một công ty nước ngoài, đã có chung cư, có xe ô tô sang trọng. Còn con gái thì hiện đang làm giảng viên đại học, sống ở nhà chồng giàu sang không kém. Người ngoài nhìn vào đều bảo vợ chồng chúng tôi có phúc vì vừa có kinh tế, vừa có con cái thành đạt, giỏi giang. Nhưng chỉ có chúng tôi mới thấu bản thân đang phải trả giá cho việc bỏ bê con cái vì đồng tiền thời trẻ.

Không chịu được cảnh tuổi già cô độc. vợ chồng chúng tôi bàn nhau sẽ dùng tiền tiết kiệm và tài sản để gọi con về ở cùng. Nói là làm, chồng tôi gọi các con về để tổ chức họp gia đình. Lúc nghe điện thoại, con trai liền tỏ thái độ khó chịu vì cuối tuần này nó định đưa con dâu và cháu nội về ngoại chơi. Con gái cũng bày tỏ không muốn về vì bận đi du lịch cùng cả nhà. Bị bố quát mắng, cả hai đứa mới chịu về nhưng mặt này rất khó coi.
Chúng vừa vào nhà, chồng tôi nói luôn là mình đang có 20 tỷ tiền tiết kiệm với căn nhà hơn 14 tỷ và 2 mảnh đất thành phố, tổng giá trị hơn 40 tỷ đồng. Và đứa con nào về sống với cha mẹ sẽ nhận được toàn bộ số tiền trên. Tôi cũng nhấn mạnh đây là tiền bạc mà bố mẹ vất vả cả đời mới có được, giờ chỉ mong tìm được đứa con hiếu thuận để trao lại.
Không ngờ, cả con trai và con gái tôi đều đáp trả 3 từ: Không bao giờ. Lý do con trai đưa ra là hiện nó đang có công việc tốt, kinh tế ổn định, cuộc sống gia đình hạnh phúc và hơn nữa vợ không thích sống chung với bố mẹ chồng quá khắt khe, khó tính. Còn con gái bảo chồng nó không muốn làm “chó chui gầm chạn”, ở rể nhà vợ. Sau đó, con gái còn nói một câu, khi nghe xong tôi xót xa vô cùng: "Bố mẹ nên giữ lại số tiền đó mà lo cho bản thân. Chúng con tự lo cho mình được, trước giờ bọn con vẫn tự lo đấy thôi".
Sau khi tranh cãi qua lại, to tiếng với nhau, cuối cùng cả 2 đứa con đều thống nhất rằng: Số tiền và nhà cửa, đất đai, vợ chồng tôi cứ giữ lấy, khi nào già yếu thì thuê người chăm sóc chứ không có đứa nào chịu về sống cùng vợ chồng tôi cả.
Sau buổi gặp mặt ấy, vợ chồng tôi rầu rĩ hối hận vô cùng. Giá lúc xưa đừng cố kiếm nhiều tiền mà bỏ bê con cái thì bây giờ chúng tôi đâu cần chịu cảnh tuổi già cô độc, không một ai chăm sóc quan tâm.
Theo Phụ nữ mới
Đọc thêm
Tuy bà sống với người dưng, nhưng lại được chăm sóc một cách toàn tâm toàn ý. Còn con cái bà đứt ruột đẻ ra, nuôi chúng khôn lớn trưởng thành lại chẳng thật tâm chăm sóc bà ngày nào.
Chỉ vì lòng tham, lão Vương chấp nhận đổi khoai tây lấy bao tải vàng để rồi nhận phải cái kết đắng. Hãy nhớ mọi phúc đức đều sinh ra từ tâm.
Nhìn thấy mẹ đang cặm cụi ăn chén cơm thừa còn lại lúc nãy cùng với một chút ra, tôi đứng như trời trồng, cổ họng nghẹn đắng...Mẹ ơi!
Tin liên quan
Nhiều năm nay, thầy giáo Nguyễn Bách Sa miệt mài làm thêm đủ mọi thứ nghề để kiếm thêm tiền mua sách tặng học trò nghèo.
Để có tiền học tập và sinh sống ở Hà Nội, cô dược sĩ Phạm Thị Thu Trang (1989) không ngần lại làm đủ các loại công việc từ rửa bát cho tới đóng hàng thuê.
Jennifer Streaks là một nữ nhà báo tài chính có tiếng, đã chia sẻ 3 cách tiết kiệm tiền cô được dạy từ bé được cô áp dụng đến bây giờ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.