Sống với người dưng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Tuy bà sống với người dưng, nhưng lại được chăm sóc một cách toàn tâm toàn ý. Còn con cái bà đứt ruột đẻ ra, nuôi chúng khôn lớn trưởng thành lại chẳng thật tâm chăm sóc bà ngày nào.

Bà Hương là cán bộ hưu trí, chồng bà mất cũng đã hơn 10 năm. Khi ấy ông bị tai nạn giao thông, nằm viện hơn 10 ngày thì bị nhiễm trùng máu rồi mất. Lúc biết không còn sống được bao lâu, chồng có bàn với bà về việc chia tài sản cho các con. Hai vợ chồng bà có hai đứa con trai đều đã lập gia đình, đứa nào ông cũng bán đất rồi chia như nhau. Còn căn nhà cấp 4 ở quê của cha mẹ để lại cho bà, chồng bà bảo cứ để đấy, không chia cho đứa nào vì đó là tài sản riêng của bà. Sau này, nếu bà muốn dưỡng già thì bán căn nhà trên phố là cũng đủ rồi.
Sau khi chồng mất, bà Hương đắn đo mãi rồi quyết định bán căn nhà trên phố, dọn về quê sống ở căn nhà cha mẹ để lại cho bà. Tính bà không hợp với hai đứa con dâu, lại thêm vụ các con mượn tiền khi nghe tin bà bán nhà nhưng bà không cho mượn, nên tình hình căng thẳng khó có thể sống chung được. Bà dọn về quê ở một thời gian, nhưng hai cậu con trai năm thì mười họa lắm mới ghé thăm. Bà nhớ con nhớ cháu nên gọi điện, nhưng chúng nó lúc nào cũng kêu bận. Ấy vậy mà trên facebook thì ngày nào cũng đăng hình đi ăn chơi, du lịch cùng nhà vợ và vợ con.
Trong xóm có cô bé tên Hoa, bố mẹ nó ly dị nên nó về ở với ngoại ở quê. Mỗi khi bà ngoại nó bận công chuyện là lại gửi con Hoa cho bà, thế là nó quen ngày nào cũng chạy qua chạy lại nhà bà mấy lượt, nhà cửa vì thế mà cũng rộn ràng, vui vẻ hơn.
Lâu rồi cuộc sống của bà cũng vậy, số tiền bán nhà thì nay hết cháu này mượn đến cháu kia mượn, rồi nghe hai đứa con năn nỉ mãi bà cũng mủi lòng cho hết. Thế là bây giờ cuộc sống của bà đành tằn tiện trong số lương hưu ít ỏi.
Lúc chồng bà làm giỗ lần thứ 5 thì có người bạn chí cốt đến dự. Khi bà con láng giềng, con cái trong nhà về hết thì người bạn già của chồng bà có đưa cho bà cuốn sổ tiết kiệm lên đến 3 tỷ đồng. Bà vô cùng bất ngờ…bà không hề biết chuyện chồng bà nhờ bạn giữ cuốn sổ tiết kiệm này.

5 năm nữa trôi qua, chừng ấy năm cũng đủ để bà hiểu thấu gia đình hai đứa con trai. Bà chẳng mong đợi gì nơi chúng cả, bởi ngay cả việc đưa bà đi viện chúng nó cũng đùn đẩy cho nhau dù cả hai chẳng bận rộn hay thiếu thốn gì.
Chừng ấy năm ở quê, chỉ có bà và cái Hoa đùm bọc lẫn nhau. 3 năm trước, cậu mợ về ở nhà, thế là bà ngoại cái Hoa xin cho cái Hoa sang ở với bà. Rồi ngoại cái hoa mất, thế là từ đó có hai bà cháu ở cùng nhau…Bà sống với người dưng nhưng hạnh phúc hơn sống với con cái do chính mình sinh ra.
Những năm tháng cuối đời, hai thằng con trai cứ đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc bà cho cái Hoa vì thấy ngoài vài ba đồng lương hưu bà chẳng còn tài sản gì nữa. Thế nhưng, chúng nó cũng lâu lâu ghé đến, nói xa nói gần với cái Hoa là khi bà mất ngôi nhà này sẽ là của chúng nó. Năm nay bà 78 tuổi, hằng ngày vẫn ra sau vườn trồng rau cho cái Hoa đem đi bán.Cái Hoa vừa buôn bán, vừa chăm bà nhưng vẫn học rất giỏi. Sau khi học hết 12, cái Hoa đỗ đại học nhưng vì thương bà nên nó chọn trường gần nhà để lo cho bà.
Biết thời gian cũng chẳng còn bao lâu, bà viết di chúc để lại mảnh đất mà bà nhận tiền thuê hằng tháng cho cái Hoa. Còn ngôi nhà này bà để lại cho hai người con trai, vì bà biết với tính ích kỷ của chúng nó thì cái Hoa sẽ không yên ổn khi ở nhà này. Bà thầm cảm ơn chồng vì đã thấu hiểu con cái, bán đất cũ nói bà trả nợ nhưng lại nhờ bàn thân giữ sổ, cho thuê để 5 năm sau bà có tiền sống, chứ với 4 triệu lương hưu bà chẳng biết xoay xở thế nào. Dù có tiền hằng tháng nhưng bà vẫn chi tiêu tiết kiệm, lại còn trồng rau đem bán nên 2 đứa con trai bà không để ý đến.
Tuy bà sống với người dưng, nhưng lại được cái Hoa chăm sóc, lo toan một cách toàn tâm toàn ý… Còn con cái ruột thịt, bà đứt ruột đẻ ra, nuôi chúng khôn lớn trưởng thành lại chẳng thật tâm chăm sóc bà ngày nào.
Gió heo mây trở về, cái Hoa ngồi đút cháo cho bà, hết giọng năn nỉ bà ăn thêm vài thìa. Bà buồn các con nên sinh tâm bệnh, mắt nhìn xa xăm mong ngóng bóng dáng từng đứa con trở về…
Sưu tầm
Xem thêm: Đừng nói lời tổn thương người khác – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Chăm sóc bà thông gia suốt 2 năm, ngoài việc tình thông gia càng thêm bền chặt, thì tôi cũng thấy vui vì có người bầu bạn, trò chuyện lúc về già.
Nhìn thấy mẹ đang cặm cụi ăn chén cơm thừa còn lại lúc nãy cùng với một chút ra, tôi đứng như trời trồng, cổ họng nghẹn đắng...Mẹ ơi!
Hãy cẩn trọng với từng lời mình nói ra, bởi vì tổn thương gây ra từ lời nói bạn sẽ chẳng thể nào bù đắp lại được.
Tin liên quan
Tuy bản thân lâm vào cảnh thất nghiệp, đi làm shipper kiếm sống, vị cựu giám đốc này vẫn cảm thấy vui vẻ, chăm chỉ làm việc.
Chuyến bay từ Hà Nội vào Huế tối 6/7 bị hoãn 23 phút nhưng tất cả hành khách vẫn vui vẻ chờ đợi. Bởi trên chuyến bay đó chở 1 khách hàng đặc biệt - một trái tim chờ để hồi sinh 1 cuộc đời.
Là trại hè thường niên của CLB Ams Baking Club - CLB duy nhất về ẩm thực của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Culinary Camp được tổ chức với mong muốn lan toả tình yêu nấu nướng đến với các em nhỏ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.