Chân dung thầy giáo tranh thủ ngoài giờ dạy đi làm thêm đủ nghề kiếm tiền mua sách tặng học trò nghèo
Nhiều năm nay, thầy giáo Nguyễn Bách Sa miệt mài làm thêm đủ mọi thứ nghề để kiếm thêm tiền mua sách tặng học trò nghèo.

Anh Nguyễn Bách Sa là thầy giáo dạy môn Ngữ văn ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Đăk Hà (Kon Tum). Sau nhiều năm dạy học, anh đã chứng kiến nhiều lứa học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn sách vở, dụng cụ học tập. Tuy nhiên, các em vẫn chăm chỉ theo đuổi tri thức.
Đầu năm học 2006 - 2007, chương trình giáo dục phổ thông thay đổi, những gia đình nghèo chẳng có tiền mua nổi bộ sách mới cho con em. Trong khi năm học mới đã bắt đầu nhưng không có sách giáo khoa, nhiều em phải học nhờ sách bạn. Không nghĩ nhiều, thầy Sa bỏ tiền túi mua sách giáo khoa tặng những em có hoàn cảnh khó khăn.
"Nhiều năm trước, khi còn giảng dạy ở điểm trường, tôi đã chứng kiến nhiều HS rất khó khăn, các em không có điều kiện mua sách học tập. Để gia đình các em vơi bớt khó khăn vào đầu năm học mới, tôi thường mua sách tặng các em", thầy Sa tâm sự.
Bắt đầu tư đây, mỗi dịp đầu năm thầy giáo Sa lại trở thành người cấp phát sách miễn phí cho học sinh nghèo. Không chỉ sách giáo khoa, thầy Sa còn mua cả truyện ngắn, truyện tranh, sách dạy kỹ năng sống tặng cho các em nhân dịp sinh nhật.

Để có nhiều sách tặng học trò, ngoài giờ đứng lớp, thầy Sa làm hàng chục nghề để kiếm tiền. Chẳng quản nặng - nhẹ, mỗi khi rảnh rỗi hoặc cuối tuần, ai thuê gì thầy đều nhận làm. Những công việc như hàn cổng, làm mái nhà, biển quảng cáo… thầy Sa đều đã trải qua.
"Học sinh khó khăn thiếu thốn trăm bề từ cái ăn, cái mặc cho đến điều kiện học tập. Tôi chọn tặng sách cho các em, bởi kiến thức luôn còn mãi và là vô tận. Thông qua những cuốn sách gửi tặng HS, tôi muốn duy trì và phát huy văn hóa đọc. Đồng thời, cũng hy vọng lan tỏa việc tặng sách cho học sinh đến giáo viên trong và ngoài trường", thầy Sa chia sẻ.
Không chỉ vậy, vào dịp đầu năm học, thầy Sa hỏi xin những cuốn sách cũ, không dùng đến của bạn bè, người thân để đem đến tặng cho HS vùng khó.
Thầy Nguyễn Hùng Chiến, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (H.Đăk Hà, Kon Tum), cho biết: "Việc làm của thầy Sa âm thầm nhưng mang ý nghĩa to lớn đối với HS nghèo và phát huy văn hóa đọc sách. Đồng thời, đây là hình ảnh đẹp của giáo viên và đã được lan tỏa đến thầy, cô giáo cùng HS trong trường".
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Chân dung thầy giáo cõng gạch xây trường trên đỉnh Ngọc Linh
Đọc thêm
Một thầy giáo xứ Nghệ đã đưa những hình ảnh trong đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lên bục giảng để các em học sinh được mắt thấy, tai nghe về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Dù khuyết đôi bàn chân và một cánh tay, nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976) vẫn cần mẫn đạp xe đến trường, mang con chữ đến cho học trò vùng ven biển xứ Thanh.
Hình ảnh một giảng viên khiêng thùng đá vào lớp cho sinh viên giải khát trong cái oi bức của TP.HCM là một hình ảnh dễ thương, gần gũi nhưng cũng chan chứa tình cảm mến thương học trò.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!