Vượt nghịch cảnh, cô dược sĩ khuyết tật nỗ lực kiếm tiền để sống tự lập

Để có tiền học tập và sinh sống ở Hà Nội, cô dược sĩ Phạm Thị Thu Trang (1989) không ngần lại làm đủ các loại công việc từ rửa bát cho tới đóng hàng thuê.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ khi sinh ra Thu Trang  đã bị liệt cánh tay phải, bàn tay co quắp lại, không thể cử động bình thường. Tuy gia đình làm nông khó khăn, nhưng bố mẹ vẫn mang Trang đi khắp nơi để chạy chữa. Ở viện không chữa được, thế là bố mẹ đưa Trang lên núi cả tháng trời để thầy lang chữa trị. Nhưng dù chạy chữa tứ phương, từ Tây y đến Đông y, cánh tay bị liệt của Trang vẫn chẳng có gì suy chuyển.

Dù đã chấp nhận khiếm khuyết của mình, nhưng Trang vẫn cảm thấy mặc cảm và tủi thân trước bạn bè. Nếu không được bố mẹ ủng hộ, động viên có lẽ Trang sẽ chẳng đến trường.

Thương con, biết con sẽ gặp khó khăn hơn các bạn khi đi học, nên mẹ dẫn Trang tới nhà một người khuyết tật lớn tuổi trong làng nhờ chú dạy cho cách viết chữ bằng tay trái. Ban đầu, Trang chống đối, không muốn vào học. Nhưng thấy chú bị khuyết tật cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết chữ được, còn mình chỉ khuyết mỗi tay phải mà không làm được thì thật quá hèn nhát. Thế là Trang quyết tâm luyện tập. Đến lúc vào lớp 1, Trang đã có thể viết chữ như các bạn cùng lớp.

Biết mình là người khuyết tật, nên trong những năm tháng cắp sách đến trường Trang luôn xác định tư tưởng bản thân phải cố gắng gấp nhiều lần so với bạn bè. Cứ thế, Thu Trang theo học hết cấp 3. Khi chuẩn bị thi đại học, bố mẹ định hướng Trang theo học ngành dược nhưng cô không đồng ý. Lúc  ấy, Trang lựa chọn thi vào khoa Quản trị kinh doanh của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ, chỉ vì một suy nghĩ ngây ngô “mình muốn làm giám đốc”.

Từ khi bước chân lên Hà Nội, tuy được ba mẹ hỗ trợ kinh tế nhưng Trang nghĩ mình đã lớn nên cần học cách sống tự lập. Thế là cô tìm mọi cách kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Thậm chí, có lúc Trang còn mang bếp, chảo dầu ra ngõ làm bánh khoai để bán.

Nỗ lực làm việc, học tập chăm chỉ suốt 3 năm Trang cũng cầm được tên tay tấm bằng tốt nghiệp. Nhưng lúc này, cô mới thấu hiểu hết những rào cản, khó khăn khi một người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động. Nộp hồ sơ vào đâu Trang cũng bị từ chối với một lời hứa hẹn mông lung “sẽ xem xét và liên hệ sau”. Trong thời gian tìm việc chính thức Trang đã làm rất nhiều công việc khác nhau như đi bán hàng bánh kẹo ở chùa Bái Đính (Ninh Bình), rửa chén bát thuê cho quán phở,…

Vuot-nghich-canh-co-duoc-si-khuyet-tat-no-luc-kiem-tien-de-song-tu-lap

Suy nghĩ của Trang khi ấy là phải tìm mọi cách để có việc làm chính thức, phải kiếm được tiền để nuôi sống bản thân, không thể là gánh nặng của bố mẹ mãi được. Nhờ ý chí kiên trì, may mắn đã mỉm cười với Trang khi cô được nhận vào làm tại một tổ chức chuyên hỗ trợ người khuyết tật.

10 năm làm việc ở trung tâm, Trang được tiếp xúc với nhiều người cùng cảnh ngộ. Khi ấy, Trang mới nhìn nhận ra bản thân còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Khi cô còn một cánh tay để hoạt động và một khối óc để suy nghĩ, làm việc.

Trong thời gian đó, Trang quyết đi học thêm bằng trung cấp dược sĩ vào các ngày cuối tuần. Học hết trung cấp, cô học liên thông lên cao đẳng rồi đại học. “Toàn bộ thời gian hoàn thành bậc cử nhân dược sĩ mất 8 năm trời, tính cả thời gian bị gián đoạn vì Covid-19”, Trang nói.

Đến tháng 4/2022, Trang chính thực nhận được bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Dược sĩ. Và một hành trình mới bắt đầu khi Trang xin nghỉ làm ở tổ chức hỗ trợ người khuyết tật để chuyển sang làm hành chính cho một công ty dược phẩm.

Hiện tại, cô dược sĩ khuyết tật cảm thấy cuộc sống của mình đang khá ổn khi có công việc, có thu nhập và có gia đình, bạn bè bên cạnh. Đặc biệt là có một người bạn trang luôn đồng hành, yêu thương cô.

Những gì Trang có được ngày hôm nay một phần nhờ được học hành, nhưng phần lớn là nhờ những nỗ lực, phấn đấu không ngừng của bản thân. Là người khuyết tật nhưng Trang không chấp nhận việc sống dựa vào người khác. Trang cho rằng, khi số phận không may mắn thì bản thân phải cố gắng hơn mọi người gấp nhiều lần.

Cô dược sĩ chia sẻ: “Những người khuyết tật như mình nên mạnh dạn tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Khi được đi ra khỏi vòng tròn an toàn của mình, chúng ta sẽ có hiểu biết rộng hơn, tự tin hơn để chọn những lối đi tốt nhất cho tương lai”.

Theo Vietnamnet

Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị chinh phục thành công học bổng Úc

Đọc thêm

Không có đôi mắt sáng nhưng Huỳnh Hữu Cảnh (39 tuổi) đã nỗ lực vượt khó trở thành thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Trường ĐH Flinder của Úc.

Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị chinh phục thành công học bổng Úc
0 Bình luận

Dù khuyết đôi bàn chân và một cánh tay, nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976) vẫn cần mẫn đạp xe đến trường, mang con chữ đến cho học trò vùng ven biển xứ Thanh.

Vượt nghịch cảnh, thầy giáo khuyết tật miệt mài với công việc “trồng người”
0 Bình luận

Vượt qua mặc cảm về ngoại hình, nữ sinh Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Hậu Giang) là tấm gương học tốt, truyền cảm hứng tích cực cho nhiều bạn bè cùng trang lứa.

Vượt nghịch cảnh, nữ sinh với biệt danh “Thị Nở” truyền cảm hứng tích cực cho nhiều người
0 Bình luận

Tin liên quan

Dẫu có đôi bàn tay và bàn chân không như người thường nhưng anh Huỳnh Tấn Phát (29 tuổi, Long An) vẫn làm tốt công việc và luôn khát khao báo hiếu cho mẹ.

Nghị lực phi thường của chàng trai có đôi bàn tay, bàn chân kỳ lạ
0 Bình luận

Vụ tai nạn kinh hoàng 9 năm trước đã cướp đi đôi tay và chân phải nhưng không thể đánh gục ý chí và sự lạc quan của anh Đặng Long Hồ (31 tuổi, quê Long An).

Nghị lực phi thường của chàng trai mất tay sau tai nạn
0 Bình luận

Vừa đưa con từ bệnh viện ở Hà Nội về lúc rạng sáng, cô giáo Thắm lại vội vã chạy xe hơn 40km lên bản để kịp đón học sinh vào lớp.

Nghị lực vượt nghịch của cô giáo vùng cao có con gái mắc bệnh hiểm nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Đề xuất