Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị chinh phục thành công học bổng Úc
Không có đôi mắt sáng nhưng Huỳnh Hữu Cảnh (39 tuổi) đã nỗ lực vượt khó trở thành thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Trường ĐH Flinder của Úc.

Chàng trai khiếm thị Huỳnh Hữu Cảnh sinh ra tại làng quê nghèo tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Vốn sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng vụ tai nạn do đào trúng hố bom năm 8 tuổi đã lấy đi ánh sáng nơi đôi mắt của Cảnh. Là con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em, nên vụ tai nạn đó khiến bản thân Cảnh và gia đình xót xa tột cùng.
Sau vụ tai nạn thương tâm ấy, xung quanh bao phủ bởi màn đêm, đi đâu cũng phải có người dắt khiến cậu bé Cảnh khi ấy sợ hãi và hoang mang vô cùng. Việc học của Cảnh cũng phải bỏ dở giữa chừng. Thời điểm ấy, bố mẹ Cảnh chưa biết đến các trường khiếm thị để cho con trai theo học.
Mãi đến năm 1997, qua đài phát thanh Cảnh mới biết đến trường Trẻ em khuyết tật ở ở TP.Long Xuyên (An Giang) tuyển sinh. Với khát khao đi học cháy bỏng, Cảnh thuyết phục cha mẹ đăng ký cho mình theo học.

Đến năm 12 tuổi, chàng trai 8X mới bắt đầu chương trình lớp 1 bằng chữ nổi. Sau thời gian dài mong ước khi thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách đến trường, giờ đây được tiếp xúc với con chữ theo cách đặc biệt, Cảnh như được tiếp thêm động lực sống. Chàng trai khiếm thị quyết tâm học hết cấp 3 dù hành trình này khá nhiều gian nan, vất vả.
Sau thời gian dài nỗ lực, kiên trì Hữu Cảnh được tuyển thẳng vào ngành Sư phạm giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cánh cổng đại học đã chắp cánh cho ước mơ tri thức của Cảnh được bay xa hơn. Từ đây chiếc máy tính đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của Hữu Cảnh. Nhờ vào phần mềm đọc chữ nổi cho người khiếm thị, chàng sinh viên trẻ khi ấy dễ dàng tiếp cận kiến thức như các bạn sinh viên khác.
Sao nhiều năm chung sống với bóng tối, Cảnh hiểu rõ những nguy cơ va chạm trên đường với người khiếm thị, nhất là lúc trời tối. Chính điều này đã thôi thúc Hữu Cảnh làm một cây gậy hỗ trợ các tín hiệu cảnh báo, giúp những người xung quanh phát hiện và tránh đụng phải người khiếm thị khi đang đi lại trên đường.

Năm 2011, với đề tài "Gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị" Hữu Cảnh đã xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi Eureka của Thành đoàn TP.HCM, và giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam lần 1 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Những tưởng tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và những cống hiến ấy sẽ mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho chàng trai 8X. Thế nhưng may mắn lại không mỉm cười khi chàng trai khiếm thị Hữu Cảnh liên tục bị từ chối khi xin việc.
Năm 2014 anh Cảnh quyết định về quê và tại đây anh được nhận vào công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang. Không chỉ có việc làm mà trên chính mảnh đất quê hương, mà Cảnh còn tìm được một nửa yêu thương của cuộc đời trong một buổi diễn văn nghệ từ thiện gây quỹ cho những mảnh đời khó khăn đầu năm 2017.
Anh Hữu Cảnh gặp chị Huỳnh Tố Nga - người vợ hiện tại của anh. Đây là người bạn đời mà anh nghĩ mình "phải có duyên ngàn kiếp" mới có được. Với tư cách hội viên của Hội Người mù tỉnh Kiên Giang, anh Cảnh đến buổi văn nghệ để giao lưu biểu diễn tiết mục đàn và hát. Trong khi đó, chị Nga là nữ phát thanh viên của Đài Phát thanh H.An Minh đảm nhiệm vai trò hỗ trợ các bạn khiếm thị. Lời ca, tiếng đàn đầy say mê của chàng trai khiếm thị, khiến chị Nga cảm mến ngay lần đầu tiên.

Sau nhiều lần gặp gỡ cả hai anh chị cứ lặng lẽ quan tâm, giúp đỡ nhau. Không ai thổ lộ tình cảm nhưng họ hiểu mình không thể sống thiếu người kia. Và rồi, một ngày đẹp trời anh Cảnh đánh liều cầu hôn qua điện thoại: "Tháng sau cưới nhé!".
Lý do xuất hiện lời cầu hôn gấp gáp như vậy là vì "tháng sau" chính là thời điểm anh Cảnh lên đường đi du học Úc. Và lời cầu hôn bất ngờ ấy đã được chị Nga đồng ý, nên trên hành trình đặc biệt ấy anh luôn có chị đồng hành chia sẻ vui buồn. Dù người thân của chị Nga nhiều lần phản đối, nhưng sự đồng cảm và yêu thương đã dẫn lối cho hai trái tim cùng nhịp đập.
Sau thời gian du học, anh Cảnh về nước và tiếp tục công tác trong lĩnh vực giáo dục để giúp đỡ những người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó anh còn thành lập các dự án thiện nguyện, trao xe lăn... để hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong và ngoài tỉnh.
Chưa dừng lại ở đó, chàng trai khiếm thị 8X còn tích cực tham gia các hoạt động truyền cảm hứng cho cộng đồng. Năm 2023, anh cùng đồng đội tham gia giải chạy Marathon và xuất sắc trở thành đội khuyết tật đầu tiên hoàn thành thử thách Ironman 70.3, ghi tên vào lịch sử Ironman và kỷ lục Guinness Việt Nam. Kết quả ấy không đơn thuần là thành tích, mà nó là thông điệp truyền cảm hứng sống mạnh mẽ đến hàng ngàn người khuyết tật trên khắp đất nước: "Chúng ta có thể làm mọi thứ chỉ cần có đủ cố gắng và quyết tâm".
Mong ước của anh Cảnh hiện nay chính là có thể truyền được cảm hứng và giúp đỡ được nhiều hơn nữa những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
Theo Thanh Niên
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, thầy giáo khuyết tật miệt mài với công việc “trồng người”
Đọc thêm
Dù khuyết đôi bàn chân và một cánh tay, nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976) vẫn cần mẫn đạp xe đến trường, mang con chữ đến cho học trò vùng ven biển xứ Thanh.
Vượt qua mặc cảm về ngoại hình, nữ sinh Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Hậu Giang) là tấm gương học tốt, truyền cảm hứng tích cực cho nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Mẹ mất sớm, gia cảnh khốn khó, nhưng nam sinh Lê Sơn Giang (Bình Phước) vẫn quyết chí học hành, gặt hái nhiều thành tích đáng nể.
Tin liên quan
Vì muốn thoát khỏi vùng an toàn, nữ sinh Hà Nội Nguyễn Khánh Chi đã tìm đến tranh biện, và cũng nhờ đó mà trúng tuyển học bổng ĐH Yale.
Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, nữ sinh dân tộc Khơ Mú Ốc Thị Quỳnh Anh vẫn vươn lên học hành, đạt học bổng tiền tỷ.
Sở hữu nhiều thành tích đáng nể, hăng hái trong hoạt động ngoại khóa, nam sinh Đà Nẵng Đỗ Vĩnh Phúc đã đạt 4 học bổng đắt giá.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.